Chứng khoán cần nhịp rũ bỏ mạnh

Các công ty chứng khoán nhận định thị trường đang trong giai đoạn chịu áp lực bán ngắn hạn, song việc điều chỉnh là cần thiết và VN-Index cần một nhịp rũ bỏ mạnh để tạo tiền đề cho một nhịp hồi mạnh hơn. Đà tăng của TTCK đã dần…

Fatz Admin lúc 2023-04-08
Chứng khoán cần nhịp rũ bỏ mạnh

Các công ty chứng khoán nhận định thị trường đang trong giai đoạn chịu áp lực bán ngắn hạn, song việc điều chỉnh là cần thiết và VN-Index cần một nhịp rũ bỏ mạnh để tạo tiền đề cho một nhịp hồi mạnh hơn.

Đà tăng của TTCK đã dần chững lại trong tuần vừa qua và chịu áp lực điều chỉnh vào hai phiên cuối tuần cho thấy tâm lý thận trọng đã quay trở lại. Về diễn biến cụ thể, VN-Index mở cửa tuần trong sắc xanh với phiên tăng điểm mạnh mẽ ở hầu hết tất cả các nhóm ngành. Tuy nhiên, việc thanh khoản liên tục gia tăng các phiên sau đó nhưng không cải thiện đáng kể về mặt chỉ số cho thấy áp lực chốt lời ngắn hạn đã xuất hiện và áp lực này gia tăng khá mạnh vào 2 phiên cuối tuần khiến VN-Index giảm về dưới khu vực 1.070.

Kết tuần (3-7/4), VN-Index dừng ở mức 1.069,71 điểm, tăng 5,07 điểm (+0,48%) so với tuần trước với thanh khoản cải thiện tốt. HNX kết tuần tăng 1,98% lên mức 211,60 điểm.

Trong tuần thanh khoản trên HoSE đạt 67.152,41 tỷ đồng, tăng 29% tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 38,7% so với tuần trước. Thanh khoản HNX tích cực hơn tăng 62,5% tương ứng với khối lượng tăng 62,6% so với tuần trước. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tuần thứ hai liên tiếp với giá trị bán ròng 736,18 tỷ đồng.

QUẢNG CÁO

Xét theo mức độ đóng góp, VCB, BID, VHM và HPG là những mã có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index. Trong đó, tính riêng VCB đã lấy đi hơn 1,4 điểm của chỉ số này. Ở chiều ngược lại, GVR, SSI và MSN là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất.

Về diễn biến nhóm ngành, kỳ vọng về việc sớm đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành đã giúp cổ phiếu ngành chứng khoán diễn biến khá tích cực, điển hình như BSI (+15,55%), VDS (+12,98%), FTS (+7,44%), AGR (+7,03%), MBS (+6,96%)…Nhóm bất động sản ghi nhận thanh khoản gia tăng tốt với nhiều mã tăng giá mạnh như DIG (+25,93%), VPH (+24,02%), NHA (+21,43%), L14 (+20,98%), CEO (+14,86%), SCR (+14,71%), NTL (+13,71%)…

Trong khi đó, các nhóm ngành khác đều phân hóa, duy trì tích lũy và không có nhiều điểm nhấn trong bối cảnh chờ các thông tin về tình hình kết quả kinh doanh quí I/2023, kế hoạch kinh doanh năm 2023.

Đánh giá về diễn biến tuần qua, SHS cho rằng trạng thái tăng điểm nhẹ với khối lượng tăng rất mạnh cho thấy thị trường đang trong giai đoạn chịu áp lực bán ngắn hạn, song việc thị trường điều chỉnh là cần thiết để thị trường rũ bỏ và củng cố lại xu hướng tăng, mục tiêu ngắn hạn VN-Index có thể hướng tới quanh khu vực 1.100 điểm và xa hơn là 1.150 điểm.

Theo SHS, xu hướng tích lũy cạn kiệt là hợp lý trong giai đoạn hiện tại và trong 9 tuần vừa qua VN-Index gần như biến động rất ít, khối lượng giao dịch về tổng thể vẫn đang giảm dần là những tín hiệu đặc trưng của quá trình tích lũy. Giai đoạn vận động trong biên độ hẹp với khối lượng thấp như hiện tại vẫn còn có thể tiếp tục kéo dài cho đến khi thị trường hình thành xu hướng uptrend mới.

Thị trường trong ngắn hạn và trung, dài hạn đều đang ở trạng thái vận động tích cực khi VN-Index quay trở lại kênh tăng ngắn hạn với động lượng tốt, nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiến hành giải ngân trong giai đoạn này và trong các phiên điều chỉnh hiện tại, hướng giải ngân nên lựa chọn các cổ phiếu đầu ngành có nền tảng cơ bản tốt, các cố phiếu có tiềm năng tăng trưởng ổn định đang vận động trong trạng thái tích lũy hiện nay.

Ở góc nhìn kỹ thuật, VCBS nhận định đã có sự giằng co trong tâm lý nhà đầu tư sau phiên giảm điểm về quanh 1.065 và áp lực điều chỉnh vẫn có thể tiếp tục xuất hiện ở các phiên tiếp theo. Tuy nhiên, với diễn biến hiện tại, thị trường nhiều khả năng sẽ có sự phân hóa và nhịp điều chỉnh này là cần thiết để VN-Index tiếp tục hướng lên các khu vực cao phía trên. Nhà đầu tư được khuyến nghị nên tiếp tục bám sát thị trường, đặc biệt là tại vùng hỗ trợ 1.055 – 1.060 và có thể tận dụng cơ hội tại các nhịp rung lắc mạnh nhiều khả năng sẽ diễn ra trong những phiên tới để cân nhắc giải ngân mua vào cổ phiếu thuộc các nhóm ngành như chứng khoán, dầu khí, bất động sản khi tín hiệu mua chủ động gia tăng trở lại tại các vùng hỗ trợ.

Về phần mình, MBS cho biết thị trường đã tăng 3 tuần liên tiếp và đà tăng đang chậm lại khi gặp vùng cản mạnh quanh ngưỡng 1.082 điểm, thanh khoản cao nhất hơn 4 tháng vừa qua cho thấy áp lực chốt lời ngắn hạn chiếm ưu thế. Đặc biệt theo MBS, dòng tiền nội đang chiếm ưu thế và có thể cân lại sức bán ròng của khối ngoại, cùng với đó, nhà đầu tư đang tập trung giao dịch ở nhóm cổ phiếu vốn nhạy cảm với thông tin giảm lãi suất lần thứ 2 trong vòng 1 tháng qua như: bất động sản, chứng khoán.

PV

Nhà Đầu Tư

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.