Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện 8, ngoài ngành điện còn nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi?

Theo đánh giá của Agriseco Research, Quy hoạch điện VIII là chính sách quan trọng, tác động tích cực đối với ngành điện nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngày 15/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc…

Fatz Admin lúc 2023-05-17
Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện 8, ngoài ngành điện còn nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi?

Theo đánh giá của Agriseco Research, Quy hoạch điện VIII là chính sách quan trọng, tác động tích cực đối với ngành điện nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Ngày 15/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Quy hoạch điện VIII nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2030, khoảng 6,5-7,5%/năm trong giai đoạn 2031-2050.

Quy hoạch cũng đã đề ra lộ trình cắt giảm điện than mạnh mẽ để chuyển đổi, thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió và điện khí. Định hướng đến năm 2050, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 490.005-573,.000 MW, thủy điện chiếm 6,3-7,3%, không còn sử dụng than để phát điện, nhiệt điện sử dụng sinh khối 4,5-6,6%, điện gió ngoài khơi 14,3-16%…

QUẢNG CÁO

Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng, có độ phức tạp cao và được nhiều cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học cũng như các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm. Theo đánh giá của Agriseco Research, Quy hoạch điện VIII chính thức được phê duyệt với mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là chính sách quan trọng, tác động tích cực đối với ngành điện nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Với nhóm được hưởng lợi trực tiếp, với việc nguồn điện gió được ưu tiên phát triển với tỷ trọng cơ cấu nguồn phát tăng từ 5% năm 2022 lên 18% năm 2030, những doanh nghiệp đầu ngành như Cơ điện lạnh (REE); GEG; HDG,…sẽ được hưởng lợi nhờ tiềm lực tài chính mạnh cùng kinh nghiệm trong việc phát triển, vận hành các dự án giúp các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn rẻ và tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh.

Không chỉ vậy, điện khí LNG kỳ vọng thay thế cho nhiệt điện than, có tỷ trọng cơ cấu nguồn phát dự kiến tăng từ 0% năm 2022 lên 14% năm 2030. Do đó, PV Power (POW) sẽ hưởng lợi với dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 và LNG Quảng Ninh. Ngoài ra, các doanh nghiệp phân phối khí đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện trong nước như GAS cũng được hưởng lợi.

Bên cạnh đó, Quy hoạch điện VIII có kế hoạch đầu tư 134,7 tỷ USD trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 119,8 tỷ USD (trung bình 12 tỷ USD/năm); lưới điện truyền tải khoảng 15 tỷ USD (trung bình khoảng 1,5 tỷ USD/năm), tạo động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp xây lắp điện như PC1, TV2.

Với nhóm hưởng lợi gián tiếp, Quy hoạch điện VIII kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng. Agriseco Research dẫn từ NHNN cho biết tính đến cuối năm 2022, dư nợ cấp tín dụng cho các dự án xanh tăng gần 13% so với cùng kỳ và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 23%/năm trong giai đoạn 2017 – 2022.

Cũng trong một báo cáo gần đây, Chứng khoán KB cũng đánh giá bản Quy hoạch điện VIII đưa ra lộ trình cắt giảm mạnh mẽ điện than hướng tới mục tiêu giảm phát thải. Vì vậy, mặc dù trong ngắn hạn, điện than vẫn sẽ chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu nguồn phát nhưng trong dài hạn triển vọng sẽ bị ảnh hưởng do không còn được phát triển và vấp phải sự cạnh tranh của nhiều nhóm nguồn phát khác.

Các nguồn điện khí sẽ là mũi nhọn phát triển trong giai đoạn 2022-2035. Khi Quy hoạch điện 8 được thông qua, giai đoạn sắp tới sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt dự án điện khí. POW sẽ hưởng lợi với dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 đi tiên phong và dự án LNG Quảng Ninh. Ngoài ra, PVGas sẽ là bên phân phối khí đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện trong nước.

Điện gió là điểm nhấn chính trong nhóm năng lượng tái tạo, sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2023-2050, đặc biệt là sau năm 2030. Những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong việc phát triển và vận hành các dự án năng lượng tái tạo sẽ có lợi thế trong việc đầu thầu nhờ quản lý hiệu quả, tiết kiếm chi phí nhờ huy động được các nguồn vốn lớn với chi phí rẻ. Một số doanh nghiệp hàng đầu trong ngành với nhiều tiềm năng có thể kể đến là PC1, REE, GEG, HDG,…

Ngoài ra, khi các vướng mắc về chính sách được giải quyết, PC1 có thể là doanh nghiệp hưởng lợi trước khi các gói thầu xây lắp điện, xây lắp đường dây và trạm biến áp tăng cao nhờ đầu tư vào các dự án điện được thúc đẩy.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.