“Gã khổng lồ” ngành logistic báo lãi quý 2 giảm 48%, còn lỗ luỹ kế hơn 800 tỷ đồng

6 tháng đầu năm, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.213 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.120 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và 46% so với nửa đầu năm ngoái. MVN: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP (VIMC – mã…

Fatz Admin lúc 2023-07-27
“Gã khổng lồ” ngành logistic báo lãi quý 2 giảm 48%, còn lỗ luỹ kế hơn 800 tỷ đồng

6 tháng đầu năm, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.213 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.120 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và 46% so với nửa đầu năm ngoái.

MVN:

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP (VIMC – mã MVN) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với doanh thu đạt 3.363 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn giảm chậm hơn khiến biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp đáng kể từ 31,3% cùng kỳ xuống còn 21,3%. Lợi nhuận gộp tương ứng đạt 717 tỷ đồng, giảm 42% so với quý 2/2022.

Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng 5% lên mức 197 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại giảm 19% so với cùng kỳ xuống còn 96 tỷ đồng. Lãi từ liên doanh, liên kết tăng 34% lên 53 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều được tiết giảm, lần lượt 12% và 25% so với cùng kỳ.

Kết quả, VIMC ghi nhận lợi nhuận trước thuế 635 tỷ đồng trong quý 2, giảm 46% so với cùng kỳ. Lãi ròng cũng giảm 48% xuống mức 511 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 367 tỷ đồng.

QUẢNG CÁO
“Gã khổng lồ” ngành logistic báo lãi quý 2 giảm 48%, còn lỗ luỹ kế hơn 800 tỷ đồng - Ảnh 1.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, VIMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.213 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.120 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và 46% so với nửa đầu năm ngoái. Lãi ròng thu về 907 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 626 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, tổng công ty đã thực hiện được một nửa kế hoạch cả năm đề ra.

VIMC (tên cũ là Vinalines) được thành lập năm 1995 theo Quyết định số 250/TTg của Thủ tướng Chính phủ với sứ mệnh là doanh nghiệp nòng cốt, chủ lực của ngành hàng hải Việt Nam. Với vai trò như vậy, VIMC là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất tạo được chuỗi hạ tầng và dịch vụ logistics khép kín gồm: Khai thác cảng – Vận tải biển – Dịch vụ hàng hải.

VIMC hiện có 34 doanh nghiệp thành viên (19 công ty con, 13 công ty liên kết, 02 khoản đầu tư khác); 01 doanh nghiệp đang thực hiện giải thể và 02 doanh nghiệp đang thực hiện phá sản. Với hiện trạng Nhà nước nắm 99,47% vốn điều lệ, tổng công ty đang xây dựng kế hoạch tái cơ cấu, dự kiến giảm sở hữu tại nhiều doanh nghiệp.

Thời điểm 30/6, tổng tài sản của VIMC đạt 27.840 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 3% so với đầu năm, trong đó tài sản cố định chiếm 1/3 với hơn 9.100 tỷ đồng. Tổng công ty còn có gần 8.200 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn. Lỗ luỹ kế tính đến cuối quý 2 giảm xuống còn hơn 814 tỷ đồng.

Hà Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.