Xuất khẩu tăng phi mã, tôm trở thành mặt hàng mang nhiều tiền về nhất trong nhóm thủy sản, cổ phiếu sẽ ra sao?

Xuất khẩu thủy sản đầu năm năm 2024 ghi nhận bước đột phá so với thị trường ảm đạm năm ngoái, đặc biệt là mặt hàng tôm. Ảnh minh họa. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu tôm cả tháng 1 đạt khoảng 242 triệu…

Fatz Admin lúc 2024-03-15

Xuất khẩu thủy sản đầu năm năm 2024 ghi nhận bước đột phá so với thị trường ảm đạm năm ngoái, đặc biệt là mặt hàng tôm.

Ảnh minh họa.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu tôm cả tháng 1 đạt khoảng 242 triệu USD, cao hơn 71% so với cùng kỳ. Nhu cầu tiêu thụ ấm dần lên tại cái thị trường xuất khẩu, đặt biêt tại thị trường Trung Quốc – Hồng Kong tăng mạnh sau khi quốc gia nay mở cửa giao thương trở lại sau dịch Covid-19.

QUẢNG CÁO

Bên cạnh đó thị trường Nhật Bản cũng là thị trường tiềm năng do người tiêu dùng ưa thích sản phảm chất lượng cao, điều này phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam và cũng giúp các doanh nghiệp dễ cạnh tranh hơn so với các sản phẩm tôm giá rẻ, chưa qua chế biến của Ecuador và Ấn Độ.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 37 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023 trong tháng 1/2024. Trong tháng đầu năm, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam sau thị trường Mỹ, Trung Quốc &HK, chiếm 15,4% tỷ trọng.

Theo Vasep, thị trường Nhật Bản được đánh giá sẽ phục hồi sớm hơn so với các thị trường lớn khác như Mỹ, EU trong năm 2024. Người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu sản phẩm phải ngon, bổ, đẹp mắt, chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ, phù hợp với trình độ, năng lực chế biến của Việt Nam. Ngoài ra, thị trường Nhật Bản có vị trí địa lý gần hơn so với Mỹ, EU và phương thức thanh toán cũng an toàn hơn.

Hiện, sản phẩm tôm chế biến giá trị gia tăng chiếm 40 – 45% tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng năm. Trình độ chế biến chung của các doanh nghiệp tôm Việt thuộc mức cao trên thế giới và đây là một lợi thế cạnh tranh của tôm Việt tại thị trường Nhật. Tôm Việt Nam dẫn đầu trong thị phần tôm cao cấp ở Nhật Bản.

Với thị trường Úc, tính tới 15/2/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt hơn 23 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2023. Australia là thị trường đơn lẻ lớn thứ năm về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm 7,5% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.

Dù chỉ là thị trường tiêu thụ tôm đứng thứ 5 của Việt Nam nhưng Australia được coi là thị trường tiềm năng, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ tôm chế biến của thị trường này ngày một cao. Trong khi trình độ chế biến tôm của các DN Việt Nam đang không ngừng tăng, với mặt hàng mới ngày càng phong phú.

Mặc dù quy mô dân số khá nhỏ, chỉ 25,7 triệu dân nhưng đây là thị trường tiềm năng bởi người dân sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm chất lượng và cởi mở với hàng hóa nhập khẩu.

Nhân dịp Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia và chuyến thăm Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào những ngày đầu tháng 3 này, hai Thủ tướng của 2 nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác Chiến lược toàn diện, tương đương với quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Hai bên sẽ thúc đẩy các biện pháp tiếp cận thị trường và tạo thuận lợi thương mại cho cả hai nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản.

Với những thông tin tích cực trong quan hệ hợp tác giữa 2 bên, tình hình kinh tế đang tốt dần, kỳ vọng XK tôm sang thị trường Australia trong năm 2024 sẽ đạt được những kết quả khả quan.

Tại thị trường Mỹ, nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ kỳ vọng sẽ phục hồi trong năm 2024. Lạm phát Mỹ đã hạ nhiệt trong năm 2023, tính đến tháng 1/2024 CPI của Mỹ ở mức 3,1% thấp hơn mức 3,4% của tháng trước đó và gần sát với mức mục tiêu 2% của FED. Trong các cuộc họp gần đây FED cũng có động thái rằng sẽ thực hiện các đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024 nhằm thúc đầy hoạt động kinh doanh và buôn bán trở lại. Điều này sẽ giúp kinh thích nhu cầu tiêu dùng trở lại tại thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Giá tôm cũng đã hồi phục mạnh trong bối cảnh xuất khẩu khả quan. Giá tôm thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg tăng tốt. Tính đến cuối tháng 1/2024, giá tôm lại này ở mức 84.000 đồng/kg, hồi phục 15% từ đáy. Trong khi đó, giá tôm sú có mức hồi phục chậm hơn, khoảng 3% lên mức 97.500 đồng/kg. Đây là tính hiệu tốt dành cho các hộ nuôi tôm sau thời gian dài chịu cảnh thả nuôi tôm cầm chừng để tránh thua lỗ do giá bán thấp.

Trong khi đó, sản lượng sản xuất tôm của Ấn Độ và Ecuador đang sụt giảm giúp áp lực cạnh tranh về giá đối với Việt Nam hạ nhiệt. Sản lượng của hai đôi thủ cạnh tranh lớn này trong năm 2023 sụt giảm lần lượt 6,5% và 12,4% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân do nguồn cung dư thừa, giá bán tại các thị trường giảm nên các hộ nuôi tôm thu hẹp diện tích thả nuôi tôm để tránh thua lỗ. Ngoài ra, Ecuador cũng đang phải đối mặt với tình hình an ninh vô cùng bất ổn khi tinh hình bạo lực gia tăng lớn trên khắp cả nước. Một chủ doanh nghiệp cho biết rằng việc bảo động xảy ra khiên nhân viên gặp khó khăn trong việc di chuyển đến các trại tôm, ảnh hưởng lên quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Xuất khẩu của Ecuador trong tháng 1 năm 2024 đạt 89.211 tấn, thấp hơn 6% so với tháng 1 năm 2023. Giá trị xuất khẩu giảm 17% so với cùng kỳ xuống còn 432 triệu USD trong đó xuất khẩu của Ecuador sang Trung Quốc giảm 14%.

Trước những tình hình đó, áp lực cạnh tranh về giá xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp Việt Nam được kỳ vọng sẽ giảm do nguồn cung không gia tăng. 

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành tôm sau khi ghi nhận về mức đáy vào năm 2023, được dự báo hồi phục mạnh trong năm 2024. Trong đó FMC và MPC là hai doanh nghiệp ngành tôm lớn trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của nhóm này được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh cùng với câu chuyện tăng giá trị xuất khẩu và diễn biến giá trong năm 2024. 

Kiều Trang

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x