Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: Giá trần của cổ phiếu khiến nhà đầu tư nước ngoài ‘khổ sở’ vì tìm được cơ hội thì cơ hội đó cũng chỉ đem về lợi nhuận tối đa 10%

Tại chương trình đối thoại với chủ để “Xu thế quản lý gia sản tại Việt Nam” do Báo đầu tư tổ chức, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa đã nhận xét rằng thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều hạn chế, khó phát triển và…

Fatz Admin lúc 2024-05-19

Tại chương trình đối thoại với chủ để “Xu thế quản lý gia sản tại Việt Nam” do Báo đầu tư tổ chức, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa đã nhận xét rằng thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều hạn chế, khó phát triển và thu hút được những nguồn vốn tiềm năng. Một trong số những hạn chế đó là giá trần.

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho rằng khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam thì những người đầu tư sành sỏi, đầu tư lớn rất e ngại về chuyện cổ phiếu phải có giá trần. Tức là giá cổ phiếu chỉ được phép tăng giảm trong biên độ một ngày là 7% đối với sàn HOSE, 10% với sàn HNX hoặc 15% với sàn UPCoM, không được tăng hơn.

Điều này khác so với các thị trường chứng khoán nước ngoài, khi giá cổ phiếu có thể lên xuống với biên độ không giới hạn. Bù lại, các nước khác có những “định chế tài chính xây dựng thị trường”. Khi cổ phiếu lên cao quá, định chế này sẽ bán ra để hạ giá xuống một chút và ngược lại khi giá giảm quá thì định chế cũng mua vào để giá tăng lên một chút, chứ không dùng giá trần như ở Việt Nam.

“Các nhà đầu tư lớn, nhất là những nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam rất khổ sở vì họ biết rằng cơ hội đã bị bỏ lỡ bởi trần giá. Lẽ ra một ngày cổ phiếu có thể lên mấy chục phần trăm thì cuối cùng chỉ lên được 5-10%. Sang đến ngày thứ 3 thì cơ hội không còn nữa vì thông tin đã khác đi”, ông Lê Xuân Nghĩa lập luận.

QUẢNG CÁO

Ví dụ tiêu biểu nhất là cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Trong một gày, thị giá cổ phiếu có thể lên được mấy trăm phần trăm với biên độ lợi nhuận không giới hạn.

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: Giá trần của cổ phiếu khiến nhà đầu tư nước ngoài 'khổ sở' vì tìm được cơ hội thì cơ hội đó cũng chỉ đem về lợi nhuận tối đa 10%- Ảnh 1.

Sàn chứng khoán Mỹ

Ông Lê Xuân Nghĩa nhận xét: “Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến những khoản đầu tư mạo hiểm dài hạn của nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Ngay cả những người đầu cơ ngắn hạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người ta tìm thấy cơ hội, nhưng cơ hội đó lại không được phép tăng quá 10%.”

Đó là những hạn chế khiến thị trường tài chính Việt Nam không phát triển như mong đợi. Trong khi người Việt Nam có khẩu vị rủi ro rất lớn. Lẽ ra, thị trường quản lý gia sản và thị trường tài chính tại Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh. Nhưng thực trạng ở Việt Nam hiện nay là chỉ có 7-8% dân số có tài khoản đầu tư tài chính, trong khi ở các nước khác tỷ lệ này là 40-50%, cao nhất là Đài Loan khi tỷ lệ này lên tới 80% dân số. Trước đây, nhà đầu tư Đài Loan đã từng đầu tư mạo hiểm rất lớn vào thị trường Bangkok và Singapore, thậm chí vì đầu tư mạnh quá mà khiến sụp đổ thị trường và khiến sự phát triển bị trì hoãn mất vài năm.

Theo Thanh Huyền

An ninh tiền tệ

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.