Tiền đổ vào chứng khoán, tuần tới xảy ra ‘rung lắc’ mạnh?

VN-Index đạt đỉnh 10 tháng, tiền tiếp tục đổ mạnh vào thị trường, đặc biệt hướng vào nhóm bất động sản. Tuần giao dịch tới (7-11/7), giới phân tích cho rằng thị trường có nhiều cơ hội mở rộng nhịp hồi phục, tuy nhiên khi tiến tới kháng cự 1.235 điểm, nhịp…

Fatz Admin lúc 2023-08-06

VN-Index đạt đỉnh 10 tháng, tiền tiếp tục đổ mạnh vào thị trường, đặc biệt hướng vào nhóm bất động sản. Tuần giao dịch tới (7-11/7), giới phân tích cho rằng thị trường có nhiều cơ hội mở rộng nhịp hồi phục, tuy nhiên khi tiến tới kháng cự 1.235 điểm, nhịp rung lắc mạnh có thể xảy ra, do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư.

Đà tăng nối dài sang đầu tuần tới

Tuần qua, chứng khoán trong nước xuất hiện những phiên điều chỉnh vào giữa tuần. Tuy nhiên, nhờ 2 phiên tăng điểm mạnh vào đầu tuần và cuối tuần, VN-Index đóng cửa vẫn tăng 1,5% so với tuần trước, lên 1.226 điểm.

Tiền đổ vào chứng khoán, tuần tới xảy ra 'rung lắc' mạnh? - Ảnh 1.

Xu thế dòng tiền tuần qua (dữ liệu: FiinTrade).

QUẢNG CÁO

Nhóm ngành bất động sản là tâm điểm thị trường nhờ những thông tin hỗ trợ trong Hội nghị của Chính phủ về đánh giá tình hình, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản diễn ra vào giữa tuần. Một số thông điệp, giải pháp đã được đưa ra, đặc biệt là vấn đề tháo gỡ pháp lý cho các dự án bất động sản. Sau hội nghị, với kỳ vọng sẽ có thêm các động thái hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản từ Chính phủ và các địa phương, dòng tiền đã đổ vào nhóm cổ phiếu bất động sản (nhóm vốn hóa lớn thứ 2 thị trường), qua đó thúc đẩy các chỉ số chứng khoán phục hồi.

Hai cổ phiếu thuộc tập đoàn Vingroup và VIC (tăng 20,8%) và VHM (tăng 7%) làm động lực chính dẫn dắt chỉ số VN-Index khi đóng góp tới tổng cộng 15,1 điểm vào đà tăng của thị trường. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng thúc đẩy đà tăng khi nhiều cổ phiếu chốt tuần tăng mạnh như BID (tăng 3,6%), ACB (tăng 9,9%), CTG (tăng 5,1%) và EIB (tăng 16,4%).

Thanh khoản duy trì xu hướng tăng với giá trị giao dịch bình quân của 3 sàn đạt 26.547 tỷ đồng (tăng 12,9% so với tuần trước). Tuần này, giá trị mua ròng khối ngoại giảm còn 60 tỷ đồng trên HoSE (giảm 92,4% so với tuần trước).

Chuyên gia của Chứng khoán VNDirect nhận định, đà tích cực có thể lan tỏa sang đầu tuần tới. VN-Index có thể tiến sâu vào vùng kháng cự 1.235 (+/-10 điểm). Tại vùng này, thị trường có thể xuất hiện các nhịp rung lắc mạnh do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi tại vùng giá cao và thận trọng quan sát diễn biến thị trường quanh vùng cản này để đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.

Nếu chỉ số VN-Index không bứt phá được qua vùng kháng cự trên và quay đầu giảm điểm thì nhà đầu tư nên xem xét hạ tỷ trọng margin (vay ký quỹ) và xem xét chốt lời một phần danh mục để bảo vệ thành quả, đặc biệt là các cổ phiếu có nhịp tăng mạnh trên 20% trong khoảng thời gian ngắn vừa qua và chờ đợi nhịp điều chỉnh để quay trở lại. Nếu thị trường tiếp tục bứt phá qua vùng kháng cự trên một cách thuyết phục, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu để hướng tới các mốc cao hơn.

Nhóm phân tích từ Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo, giai đoạn đầu tháng 8, VN-Index sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng 1.200-1.213 điểm trong. BVSC cho rằng, nhịp giảm điểm của thị trường nếu có, chỉ là nhịp điều chỉnh ngắn trong xu hướng tăng trung hạn. Điều chỉnh cũng cần thiết để tạo điểm kích hoạt tiền mới vào thị trường.

Đối với các vị thế ngắn hạn, nhà đầu tư có thể cân nhắc bán chốt lời để tăng dần tỷ trọng tiền mặt trong các nhịp tăng điểm của thị trường, hoặc xem xét cơ cấu sang nhóm cổ phiếu lớn có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận tốt, đang ở mức định giá hấp dẫn.

Doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt tới 55%

Tuần từ 7-11/8, có 33 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu. Trong số các doanh nghiệp chia cổ tức tiền mặt tuần này, tỷ lệ cao nhất là 55% và thấp nhất là 2,8%.

Tiền đổ vào chứng khoán, tuần tới xảy ra 'rung lắc' mạnh? - Ảnh 2.

33 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu (dữ liệu: Vietstock).

CTCP Hóa chất Việt Trì (mã HVT) là doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt cao nhất. Công ty thông báo ngày 10/8 sẽ chốt quyền trả cổ tức còn lại năm 2022 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/8. Với gần 11 triệu cổ phiếu đang lưu hành, cùng tỷ lệ thực hiện 55%/ cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 5.500 đồng), ước tính HVT cần chi hơn 60 tỷ đồng để hoàn tất đợt chi trả này. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 30/8.

Trước đó vào giữa tháng 2 năm nay, HVT đã chia cổ tức bằng tiền đợt 1/2022 cho cổ đông với tỷ lệ 15% (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Như vậy tổng cộng 2 đợt, HVT chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ thực hiện lên đến 70%.

Tổng CTCP Bưu chính Viettel – Viettel Post (mã VTP) sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2022 cả bằng tiền và cổ phiếu, với tổng tỷ lệ 19,11%.

Với phương án chia cổ tức tiền mặt, VTP dự kiến chi trả với tỷ lệ 11,5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.150 đồng. Thời gian thanh toán 8/9/2023. Như vậy với hơn 113 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Viettel Post sẽ chi khoảng 130 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.

Cùng với đó, Viettel Post phát hành hơn 8,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 10.000:761. Giá trị phát hành theo mệnh giá hơn 86 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp chốt cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao, trên 20% như: Tổng công ty May Nhà Bè – CTCP (MNB), CTCP Bibica (BBC), CTCP Cơ khí Đông Anh Licogi (CKD).

Thị trường vừa có tháng thứ 3 liên tiếp ghi nhận số tài khoản mới cao hơn tháng liền trước, đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2022. Theo Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), tháng 7 có 150.619 tài khoản mở mới Riêng số tài khoản cá nhân trong nước mở mới là 150.351 tài khoản, nâng số lượng tài khoản đến ngày 31/7 vượt 7,4 triệu đơn vị. Con số trên tương đương hơn 7% quy mô dân số Việt Nam.

Theo Việt Linh

Tiền phong

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.