(KTSG) – Năm 2025 đánh dấu khởi đầu cho “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng, hướng đến nhóm quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu đầy…
(KTSG) – Năm 2025 đánh dấu khởi đầu cho “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng, hướng đến nhóm quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động, việc lựa chọn kênh đầu tư hiệu quả và an toàn là một bài toán cần giải một cách thận trọng.
So sánh hiệu quả của các kênh đầu tư trong năm 2024
Năm 2024, vàng tiếp tục là kênh đầu tư thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư nhờ diễn biến sôi động của thị trường. Trong khi giá vàng thế giới ghi nhận mức tăng mạnh 26,3% trong cả năm, thì giá vàng SJC (bán ra) trong nước chỉ tăng 10,8%. Nguyên nhân là do giá vàng trong nước lâu nay thường cao hơn so với giá vàng thế giới, có thời điểm lên tới 20 triệu đồng/lượng (tháng 5-2024), buộc Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp bán vàng SJC để thu hẹp khoảng cách. Điều này đã làm giảm lợi nhuận thực tế cho nhà đầu tư nắm giữ vàng SJC. Tuy vậy, vàng vẫn là kênh đầu tư hiệu quả khi mang lại gần 11% lợi nhuận trong năm 2024. Nếu xét trung bình 10 năm (2014-2024), đầu tư vàng SJC đạt mức lợi nhuận 8,2%/năm (vàng thế giới tăng trung bình 8,4%/năm).
Trong khi đó, kênh đầu tư chứng khoán tiếp tục khẳng định sức hấp dẫn khi VN-Index tăng 12,2% trong năm 2024. Nếu xét trung bình 10 năm (2014-2024), chỉ số này đạt mức tăng trưởng ấn tượng 10,4%/năm, vượt xa lợi nhuận của kênh vàng. Với những nhà đầu tư ít am hiểu khi đầu tư vào cổ phiếu, các quỹ mở vẫn là lựa chọn hiệu quả. Có tới 19/29 quỹ mở cổ phiếu vượt trội so với VN-Index, trong đó một số quỹ đạt lợi nhuận lên tới 34%. Sau khi trừ phí năm đầu (khoảng 2%), vẫn có 17/29 quỹ đạt lợi nhuận trên 12%/năm. Ngược lại, các quỹ trái phiếu không mấy thuận lợi khi chỉ có 7/23 quỹ đạt lợi nhuận trên 7%/năm, do hạn chế lượng hàng phát hành mới cũng như xu hướng lãi suất đang giảm. Đáng chú ý, các quỹ cân bằng mang lại hiệu quả tương đối tốt với 5/8 quỹ có lợi nhuận vượt VN-Index, trở thành lựa chọn phù hợp cho nhà đầu tư muốn cân bằng rủi ro và lợi nhuận.
Kênh gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn an toàn phổ biến, nhưng lợi nhuận mang lại khá thấp. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dưới 6 tháng trung bình chỉ dưới 4,75%/năm do bị giới hạn trần lãi suất, trong khi kỳ hạn từ 6-12 tháng dao động quanh 6%/năm.
Với bất động sản, thị trường ghi nhận sự phục hồi mạnh ở phân khúc chung cư tại một số khu vực nhất định, nhưng nguồn cung mới hạn chế cùng sự phân hóa rõ rệt giữa các khu vực khiến việc kiếm lời từ kênh này trở nên khó khăn trong năm 2024.
Đầu tư vào kênh nào trong năm 2025?
Năm 2025 mở ra trong bối cảnh đầy bất ổn với những diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Xung đột địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu, và chính sách khó đoán định từ chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đặt ra nhiều thách thức. Trong khi đó, xu hướng giảm lãi suất toàn cầu vẫn tiếp diễn nhưng chậm hơn kỳ vọng.
Trong nước, Việt Nam được kỳ vọng bước vào giai đoạn tăng trưởng bứt phá nhờ những nỗ lực cải cách thể chế và các động lực kinh tế mới. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức rất cao, với trọng tâm là thúc đẩy đầu tư công và thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.
– Đầu tư vào vàng: Giá vàng thế giới được dự báo có thể tăng lên mức 3.000 đô la Mỹ/ounce trong năm 2025, tương đương mức tăng khoảng 13%, bằng một nửa so với năm 2024. Tuy nhiên, đầu tư vàng trong nước đối mặt với rủi ro chênh lệch giá mua – bán và những biến động không chắc chắn trong diễn biến giá vàng thế giới. Do đó, đây là kênh đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ nên phân bổ một phần vừa phải trong danh mục tài sản.
Quan trọng nhất, việc lựa chọn kênh đầu tư trong năm 2025 phụ thuộc vào vị thế tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro của từng nhà đầu tư. Tuy nhiên, xét về tiềm năng sinh lời, cổ phiếu và chứng chỉ quỹ vẫn là hai kênh đầu tư đáng kỳ vọng hơn so với vàng, tiết kiệm và bất động sản trong năm nay.
– Kênh chứng khoán: Nhiều tổ chức dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 14-15% trong năm 2025, nhưng kèm theo những biến động mạnh. Động lực tăng trưởng đến từ sự phát triển kinh tế và kỳ vọng về việc thị trường được FTSE Russell nâng hạng vào tháng 9-2025. Do đó, xu hướng tăng trưởng của thị trường còn có thể được kỳ vọng xa hơn nữa, nhưng đây là kênh đầu tư phù hợp với những nhà đầu tư có kinh nghiệm và khả năng chịu rủi ro.
– Chứng chỉ quỹ: Với những nhà đầu tư ít kinh nghiệm, phân bổ tài sản vào các chứng chỉ quỹ vẫn là lựa chọn hợp lý. Năm 2025 được đánh giá là thời điểm phù hợp để tập trung vào các quỹ cân bằng thay vì quỹ cổ phiếu hoặc trái phiếu nhằm giảm thiểu rủi ro biến động nhưng vẫn đạt lợi nhuận kỳ vọng cao hơn bình quân thị trường.
– Kênh tiết kiệm: Đây vẫn là sự lựa chọn phổ biến nhờ mức độ rủi ro thấp, phù hợp với phần lớn nhà đầu tư có xu hướng ưu tiên sự an toàn. Dự báo cho thấy lãi suất huy động trong nước có thể tăng nhẹ trong quí 1-2025, nhưng bình quân lãi suất kỳ hạn 12 tháng khó vượt qua mức 7%/năm, do xu hướng chung của lãi suất toàn cầu đang giảm. Dù khả năng sinh lợi có thể cải thiện đôi chút trong nửa đầu năm, kênh tiết kiệm vẫn khó tạo ra lợi nhuận đột phá và chủ yếu phù hợp với những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp.
– Kênh bất động sản: Các rào cản pháp lý được tháo gỡ trong năm 2024 tạo kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ khởi sắc hơn trong năm 2025. Tuy nhiên, sự phục hồi vẫn sẽ tiếp tục phân hóa và có thể xảy ra những rủi ro do các tồn đọng cũ cần thời gian xử lý. Vì vậy, năm 2025 có thể là giai đoạn xác nhận cho chu kỳ tăng trưởng mới, nhưng chưa phải thời điểm lý tưởng để mang lại lợi nhuận cao.
Quan trọng nhất, việc lựa chọn kênh đầu tư trong năm 2025 phụ thuộc vào vị thế tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro của từng nhà đầu tư. Tuy nhiên, xét về tiềm năng sinh lời, cổ phiếu và chứng chỉ quỹ vẫn là hai kênh đầu tư đáng kỳ vọng hơn so với vàng, tiết kiệm và bất động sản trong năm nay.