“Lọc” cổ phiếu vua

Bên cạnh việc lãi suất huy động tiếp tục xu hướng giảm, thì câu chuyện tăng vốn cũng là một trong những nguyên nhân giúp dòng cổ phiếu vua được hưởng lợi trong thời gian gần đây. Bên cạnh việc lãi suất huy động tiếp tục xu hướng giảm, thì…

Fatz Admin lúc 2023-06-20

Bên cạnh việc lãi suất huy động tiếp tục xu hướng giảm, thì câu chuyện tăng vốn cũng là một trong những nguyên nhân giúp dòng cổ phiếu vua được hưởng lợi trong thời gian gần đây.

Bên cạnh việc lãi suất huy động tiếp tục xu hướng giảm, thì câu chuyện tăng vốn cũng là một trong những nguyên nhân giúp dòng cổ phiếu vua được hưởng lợi trong thời gian gần đây.

Trụ đỡ của thị trường

Ngày 16/6, NHNN đã quyết định giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 liên tiếp trong vòng 4 tháng trở lại đây. Quyết định điều chỉnh loạt lãi suất điều hành nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ để phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

QUẢNG CÁO
“Lọc” cổ phiếu vua - Ảnh 1.

Cổ phiếu STB của ngân hàng Sacombank là một trong những cổ phiếu đang giao dịch rất tích cực

Agriseco Research đánh giá khi lãi suất huy động giảm, dòng tiền sẽ có xu hướng dịch chuyển từ kênh tiền gửi sang kênh đầu tư có lợi suất kỳ vọng cao hơn, từ đó làm tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán nói chung và cổ phiếu ngành ngân hàng nói riêng. Bên cạnh đó, câu chuyện tăng vốn cũng là một trong những nguyên nhân khiến dòng cổ phiếu “vua” được hưởng lợi trong thời gian gần đây.

Trong 2 tháng 5 và 6/2023, NHNN đã chấp thuận tăng vốn điều lệ cho loạt ngân hàng, như chấp thuận cho TPBank nâng vốn điều lệ lên 22.000 tỷ đồng; Vietcombank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 55.891 tỷ đồng; LPBank đã được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên mức 28.676 tỷ đồng. Hay mới đây nhất, SHB được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 36.645 tỷ đồng.

Với nhiều yếu tố hỗ trợ, trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã ghi nhận nhiều phiên tăng trưởng khá ấn tượng và trở thành nhóm dẫn dắt VN-Index. Điển hình như tuần giao dịch đầu tháng 6 (5-9/6), trong 10 cổ phiếu tác động lớn nhất vào mức tăng điểm của VN-Index thì đã có đến 8 cổ phiếu ngân hàng. Trong phiên này, cổ phiếu VCB của Vietcombank đã leo lên mức đỉnh lịch sử 100.500 đồng/cổ phiếu. So với vùng đáy hồi tháng 10/2022 thì mã chứng khoán này đã có bước tăng giá hơn 62%.

Tới phiên giao dịch tuần 12-16/6, mặc dù không còn dẫn dắt chỉ số chính, song nhóm cổ phiếu vua vẫn giữ được đà tích cực với phân nửa số mã tăng điểm hoặc đứng giá. Bên cạnh đó, VCB tiếp tục là trụ đỡ lớn nhất của thị trường.

Bước sang đầu tuần này, phiên đầu tuần 19/6, thị trường có phiên giảm điểm, nhưng nhiều cổ phiếu ngân hàng vẫn duy trì sắc xanh, giữ nhịp thị trường không giảm sâu. Đi cùng với diễn biến tăng điểm tích cực, nhóm ngân hàng cũng đặc biệt sôi động với giá trị giao dịch chiếm lượng đáng kể trong thanh khoản toàn sàn chứng khoán. Điều này cho thấy nhóm cổ phiếu vua đang thu hút dòng tiền sau giai đoạn lặng sóng.

Định giá vẫn hấp dẫn trong dài hạn

Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty CP chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định mặc dù sức khỏe bảng cân đối của ngành kém lạc quan trong quý I, song việc NHNN ban hành Thông tư 02 vào ngày 23/4/2023 được kỳ vọng sẽ tạo cơ sở để các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ, từ đó hỗ trợ làm chậm xu hướng gia tăng của tỷ lệ nợ xấu, và phần nào giảm áp lực trích lập chi phí dự phòng trong vài quý tiếp theo, đặc biệt là quý II và quý III/2023. Nhìn chung, áp lực về nợ xấu cũng như chi phí tín dụng đều được kỳ vọng sẽ giảm nhẹ trong thời gian tới.

Về giá cổ phiếu, VDSC cho rằng giá cổ phiếu ngân hàng đã tăng trở lại trong 6 tháng qua nhưng định giá vẫn thấp hơn bình quân 5 năm.

“Định giá đã đạt đến mức hấp dẫn trong những tháng cuối năm 2022. Sau đó, khi một số nút thắt liên quan đến bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp được giải tỏa để bảo vệ hệ thống ngân hàng, giá cổ phiếu ngân hàng đã bật tăng trở lại. Chúng tôi nhận định đây là mức định giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn tích lũy cổ phiếu nhóm ngân hàng”, VDSC cho biết.

Đối với SSI Research, trong bối cảnh còn nhiều thách thức, nhóm phân tích này hạ ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng xuống 10% so với cùng kỳ (từ mức 13,8% so với cùng kỳ như ước tính trước đó). Mức tăng trưởng tại các NHTM có vốn Nhà nước sẽ khả quan hơn so với các NHTMCP. Do vậy, SSI Research duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu ngành ngân hàng.

Nhóm phân tích này lưu ý đến VCB và ACB do hoạt động cho vay thận trọng và kiểm soát tốt chi phí. Đồng thời, kỳ vọng STB sẽ mang đến những câu chuyện thú vị trong năm 2024. Bên cạnh đó, cân nhắc chủ đề “hồi phục từ đáy” đối với ngành bất động sản, SSI Research đưa TCB và MBB vào danh sách theo dõi do có một số dự án liên quan mật thiết đến các ngân hàng này có thể có tiến triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần theo dõi rất sát sao tiến độ của các dự án này để xác định thời điểm nào là bước ngoặt về các yếu tố cơ bản/triển vọng tăng trưởng cho TCB và MBB.

Về phần mình, VNDirect lưu ý khó khăn từ thị trường bất động sản vẫn là thử thách lớn cho triển vọng ngành ngân hàng khi lĩnh vực này chiếm đến 21% tín dụng hệ thống vào cuối năm 2022. Ngân hàng với bộ đệm dự phòng tốt và danh mục cho vay không tập trung vào bất động sản sẽ hạn chế được rủi ro hiện tại.

Tuy vậy, VNDirec kỳ vọng áp lực trích lập dự phòng cũng như rủi ro nợ xấu của các ngân hàng, cụ thể như TCB, MBB, VPB… được giảm bớt trong thời gian tới, khi dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản cải thiện phần nào nhờ các chính sách hỗ trợ được ban hành, và một số các dự án bất động sản được tháo gỡ pháp lý.

Theo Ngọc Khoa

Thời báo Ngân hàng

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.