Khối ngoại có tháng bán ròng mạnh nhất lịch sử trên sàn HoSE, giá trị từ đầu năm gần 14.000 tỷ đồng, 4 mã chứng khoán bị “xả” hàng nghìn tỷ

Tổng cộng tính riêng trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng 11.284 tỷ đồng trong tháng 3. Con số này là mức cao kỷ lục trong suốt hơn 23 năm hoạt động của TTCK Việt Nam. Mặc dù VN-Index tăng hơn 31 điểm lên vùng giá cao nhất gần 2…

Fatz Admin lúc 2024-04-01
Khối ngoại có tháng bán ròng mạnh nhất lịch sử trên sàn HoSE, giá trị từ đầu năm gần 14.000 tỷ đồng, 4 mã chứng khoán bị "xả" hàng nghìn tỷ

Tổng cộng tính riêng trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng 11.284 tỷ đồng trong tháng 3. Con số này là mức cao kỷ lục trong suốt hơn 23 năm hoạt động của TTCK Việt Nam.

Mặc dù VN-Index tăng hơn 31 điểm lên vùng giá cao nhất gần 2 năm, song động thái của nhà đầu tư nước ngoài đang là điểm trừ trong bức tranh thị trường chứng khoán tháng 3/2024. Khối ngoại vẫn miệt mài bán ròng, thậm chí giá trị ngày càng gia tăng khi lên ngưỡng nghìn tỷ đồng mỗi phiên.

Tổng cộng tính riêng trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng 11.284 tỷ đồng trong tháng 3. Con số này vượt qua giá trị bán ròng xấp xỉ 10.000 tỷ đồng ghi nhận hồi tháng 12/2023, qua đó trở thành mức cao kỷ lục trong suốt hơn 23 năm hoạt động của TTCK Việt Nam.

photo-1711914158411

Có tới 4 mã chứng khoán bị bán ròng trên 2.500 tỷ chỉ sau chưa đầy 3 tháng đầu năm, trong đó gồm 3 cổ phiếu là MSN (-2.089 tỷ), VNM (-1.737 tỷ) và VHM (-1.598 tỷ) cùng chứng chỉ quỹ FUEVFVND. Tháng 3 vừa qua cũng ghi nhận việc quỹ Diamond nhà Dragon Capital bị rút vốn kỳ lục,

QUẢNG CÁO

Loạt bluechips cũng ghi nhận bán ròng mạnh gồm VND (-865 tỷ), HPG (-680 tỷ), PVD (-389 tỷ đồng), SAB (-216 tỷ đồng),…

Ngược lại, cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất từ đầu năm là mã bất động sản PDR với 283 tỷ đồng. Ngoài ra, EIB, KBC, FTS, STB, GVR… cũng được mua ròng hàng trăm tỷ đồng tại mỗi mã.

Luỹ kế sau quý đầu tiên của năm 2024, khối ngoại đã bán ròng 13.872 tỷ đồng trên sàn HoSE, hơn nửa giá trị bán ròng trong cả năm 2023 trước đó và tương đương khoảng 1/4 mức bán ròng kỷ lục hồi 2021.

photo-1711914151771

Xu thế bán ròng của nhà đầu tư ngoại vẫn chiếm lĩnh trên TTCK xuyên suốt vài năm trở lại đây. Theo đánh giá, khối ngoại bán ròng có thể xuất phát từ sự chênh lệch môi trường lãi suất, chính sách tiền tệ, tỷ giá. Một số nhận định cho rằng dòng vốn ngoại chỉ bán ròng cục bộ do động thái cơ cấu danh mục, không tác động quá lớn tới thị trường chung. Tuy nhiên, phải nói rằng dù chỉ chiếm hơn 10% tỷ trọng giao dịch nhưng động thái mua bán của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tác động phần nào tới tâm lý và các quyết định của nhà đầu tư nội.

Theo quan điểm của Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Trưởng nhóm vĩ mô và chiến lược thị trường Trung tâm phân tích DSC, hành động của khối ngoại với giá trị bán ròng hàng nghìn tỷ thời gian qua, tuy chỉ là một phần nhỏ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, song đây cũng là động thái rất rõ ràng cho thấy dòng tiền thông minh đang dần chốt lời.

Theo ông Hiệp, một trong những yếu tố lần lưu ý liên quan tới tỷ giá. Hiện giá bán USD/VND đã tăng rất mạnh lên tiệm cận 25.000 (giá bán VCB) và đã tới 25.800 (theo tỷ giá chợ đen). Áp lực tỷ giá tăng mạnh có thể dẫn đến việc nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng đồng áp lực lạm phát gia tăng, có rủi ro khiến chính sách tiền tệ đảo chiều.

Ngoài ra, sau đà bứt phá của thị trường, hiện VN-Index áp sát vùng đỉnh, P/E vượt 16 lần – cao đáng kể so với mức đáy quý 4 năm ngoái. Định giá thị trường không còn quá hấp dẫn phần nào cản trở dòng vốn ngoại tiếp cận. Câu chuyện nâng hạng thị trường vẫn đang dừng ở kỳ vọng tới năm 2025, trong khi đó bối cảnh hiện tại khó có thể kỳ vọng giải ngân trên các thị trường cận biên (frontier) như chứng khoán Việt Nam. Mới nhất, tổ chức FTSE Russell đã công bố báo cáo phân loại thị trường với việc giữ nguyên Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi loại 2.

Screen Shot 2024-04-01 at 02.43.20.png

Dù vậy, nội tại nền kinh tế Việt Nam được đánh giá khả quan, những điểm sáng của Việt Nam thể hiện sự tăng trưởng kinh tế và môi trường chính trị xã hội ổn định mở ra triển vọng tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt khi kể từ thời điểm cuối năm 2023 cho đến nay, thị trường chung vẫn tiếp tục ghi nhận diễn biến khởi sắc mặc dù các NĐTNN đẩy mạnh đà bán ròng với quy mô lớn.

Phương Linh

An ninh Tiền tệ

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.