FLC ‘thay ghế’ 4 lãnh đạo, nợ hơn 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Trong tổng số hơn 1.100 tỷ gốc và lãi trái phiếu phải trả trong năm 2023, CTCP Tập đoàn FLC cho biết mới thanh toán được 6 tỷ đồng. FLC cũng vừa thông tin về việc miễn nhiệm 4 lãnh đạo cao cấp, bị cưỡng chế thuế, chuyển trụ sở… Trong…

Fatz Admin lúc 2024-03-13

Trong tổng số hơn 1.100 tỷ gốc và lãi trái phiếu phải trả trong năm 2023, CTCP Tập đoàn FLC cho biết mới thanh toán được 6 tỷ đồng. FLC cũng vừa thông tin về việc miễn nhiệm 4 lãnh đạo cao cấp, bị cưỡng chế thuế, chuyển trụ sở…

Trong báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về tình hình thanh toán gốc và lãi của lô trái phiếu FLCH 2123003,

Tập đoàn FLC

cho biết tiếp tục chưa thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ vay.

QUẢNG CÁO

Lô trái phiếu này có giá trị 1.150 tỷ đồng, phát hành ngày 28/12/2021, đáo hạn ngày 28/12/2023, kỳ trả lãi 6 tháng/lần.

Tính đến ngày 5/3, số tiền gốc FLC phải trả là 996,4 tỷ đồng, nhưng

doanh nghiệp

mới thanh toán được 100,1 triệu đồng. Số tiền lãi 59,7 tỷ đồng kỳ hạn thanh toán ngày 28/6/2023, FLC mới thanh toán gần 6 tỷ đồng. Còn số tiền lãi 59,8 tỷ đồng kỳ hạn thanh toán vào 28/12/2023, FLC chưa thanh toán đồng nào.

Doanh nghiệp cho biết đang trong quá trình đàm phán với nhà đầu tư để xin phương án gia hạn. Trước đó, ngày 22/12/2023, FLC đã công bố kết quả lấy ý kiến người sở hữu trái phiếu về 4 phương án gia hạn. Kết quả, không có phương án nào được thông qua.

Doanh nghiệp cho biết đang trong quá trình đàm phán với nhà đầu tư để xin phương án gia hạn.

FLC cũng vừa công bố nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, trong đó có việc thông qua

miễn nhiệm

chức vụ thành viên Hội đồng quản trị của Doãn Hữu Đoàn, Lê Thái Sâm. Nhân sự thay thế là ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh. FLC cũng thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên ban Kiểm soát đối với ông Nguyễn Tri Thống và ông Nguyễn Quang Thái. Nhân sự thay thế là bà Nguyễn Thị Vân Anh và bà Nguyễn Thu Hiền.

Tập đoàn này cũng thông báo thay đổi trụ sở, từ 265 Cầu Giấy về tòa nhà FLC Landmark (Lê Đức Thọ, Hà Nội). Theo FLC, đây là hoạt động nằm trong

kế hoạch tái cơ cấu

toàn diện tập đoàn nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, tiết giảm tối đa chi phí vận hành để tập trung nguồn lực cho các hoạt động đầu tư kinh doanh

Đáng chú ý, trong phần trao đổi, FLC đã trả lời các cổ đông về vai trò hiện tại của 22 bị can bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú (ngày 28/1/2023) liên quan đến vụ án

lừa đảo

chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn FLC.

Phía FLC cho biết, trong 22 người nói trên, có một số nhân sự là nguyên lãnh đạo, nhân viên cũ của tập đoàn. Tuy nhiên, sự việc phát sinh tại thời điểm các nhân này chưa giữ vị trí lãnh đạo FLC và xuất phát từ các công việc liên quan đến hoạt động của FLC Faros từ trước năm 2017. Tại thời điểm khởi tố, các cá nhân trên đều không còn làm việc tại FLC.

Lãnh đạo FLC cũng nhấn mạnh sự việc này hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng quan trọng của doanh nghiệp thời điểm hiện tại.

Về việc bị

cưỡng chế thuế

bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn, FLC cho biết, tháng 7/2022 là thời điểm đầu tiên tập đoàn bị cưỡng chế. Đến nay, FLC đã thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác cho nhà nước là hơn 800 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác cho nhà nước của FLC còn khoảng 600 tỷ đồng.

Theo Việt Linh

Tiền Phong

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.

Từ khoá: