Trong phiên giao dịch hôm qua, bất chấp áp lực giảm điểm trên thị trường thế giới VnIndex đã tăng điểm ngay khi mở cửa, đà tăng được củng cố và duy trì trong suốt phiên giao dịch, đóng cửa VnIndex tăng 15pts lên mức 1,354.63pts. Xuyên suốt các bản…
Trong phiên giao dịch hôm qua, bất chấp áp lực giảm điểm trên thị trường thế giới VnIndex đã tăng điểm ngay khi mở cửa, đà tăng được củng cố và duy trì trong suốt phiên giao dịch, đóng cửa VnIndex tăng 15pts lên mức 1,354.63pts.
Xuyên suốt các bản tin Fatz Morning, chúng tôi đã nhận định thị trường sẽ tăng lên 1,400pts và VnIndex đang trình chiếu bộ phim “Tháng 10 rực rỡ” với kịch bản điển hình – “Tăng điểm trong nghi ngờ”. Kịch bản này sẽ giúp thị trường luôn duy trì được 1 lực cầu thường trực, đó chính là các Nhà đầu tư đang đứng ngoài thị trường bắt đầu kế hoạch giải ngân từng phần và một bộ phận nhà đầu tư lướt sóng chưa xác định được xu hướng thị trường (hàng T3 về tài khoản có lời là chốt ngay), khi dòng tiền luôn được xoay vòng như vậy và được bồi đắp dần sẽ giúp thanh khoản cải thiện và bùng nổ.
Khi tâm lý nghi ngờ bao trùm thì niềm tin của Nhà đầu tư nên đặt vào đâu? Trên thị trường có nhiều nhóm ngành, mỗi nhóm ngành đều có câu chuyện riêng – mỗi ngành mỗi vị, nhiều chủ đề đầu tư cũng được đề cập tới như đầu tư công, nhu cầu tiêu dùng, giá hàng hóa…
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến thông tin “Xuất siêu trở lại trong tháng 9” một thông tin quan trọng nhưng ít được chú ý. Việc xuất siêu trong tháng 9 giúp kết thúc chuỗi 5 tháng liên tiếp nhập siêu. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm 2021, hoạt động thương mại hàng hóa vẫn thâm hụt 2,13 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 16,6 tỷ USD.
Việt Nam rất cần ngoại tệ, lúc trước chúng ta có ngoại tệ từ nguồn giải ngân vốn FDI và du lịch là chủ yếu nhưng với tình hình covid hiện tại việc giữ được nguồn ngoại tệ sẽ đặt vào tay của Xuất khẩu (vào tháng 9 vừa qua chúng ta cũng nắm được thông tin sẽ Thí điểm đón khách du lịch quốc tế ở Phú Quốc để có thể đón dòng tiền nước ngoài dù phải đối mặt nhiều rủi ro, tuy nhiên kế hoạch này cũng phải hoãn lại).
Điều đó khiến cho xuất khẩu sẽ là một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng trong quý IV và tập trung vào xuất khẩu trong lĩnh vực hàng hoá chế biến nông sản và thực phẩm bởi đây là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế.
Kiểm tra lại số liệu GDP Quý 3, mặc dù tăng trưởng GDP giảm mạnh nhưng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng 1,04% trong khi các khu vực khác giảm. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế trong đại dịch, năng suất lúa tăng cao, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản 9 tháng năm 2021 đạt khá so với cùng kỳ năm trước.
Vào Quý 4 hoạt động xuất khẩu nhiều thuận lợi khi doanh nghiệp tiếp tục khai thác hiệu quả các Hiệp định FTA, cùng với nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm. Giá cước vận tải biển giảm mạnh cũng góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp và việc Hồ Chí Minh từng bước mở cửa trở lại giúp giải quyết vấn đề ách tắc trong lưu thông hàng hóa của nông sản cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đơn cử như xuất khẩu gạo, khi điều kiện kinh doanh được nới lỏng đơn hàng từ các nước nhập khẩu gạo truyền thống đang có nhu cầu trở lại giúp giá gạo tăng, chỉ trong 1 tuần cuối tháng 9 giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam tăng 5 USD/tấn, lên mức cao nhất trong vòng hơn 2 tháng qua.
Do đó những cổ phiếu trong lĩnh vực nông lâm thủy sản sẽ tiếp tục hưởng lợi và phát triển mạnh bao gồm các ngành gỗ: PTB, GDT, GTA,…; Thủy sản: FMC, MPC, VHC,…; Gạo: LTG, NSC, TAR…. Lựa chọn cổ phiếu như công việc đãi cát tìm vàng, cổ phiếu tốt sẽ đem lại Lộc cho nhà đầu tư.
Tổng quan Danh mục 06/10/21:
STT | Loại Danh mục | Tỷ lệ phân bổ/ Tổng giá trị Danh mục | Tỷ lệ Tiền – Cổ phiếu |
1 | Danh mục đầu tư giá trị | 40% | 0% – 40% |
2 | Danh mục đầu tư cơ hội | 30% | 0% – 30% |
3 | Danh mục trading | 30% | 0% – 30% |
100% | 0% – 100% |
Theo FATZ Research
Xem thêm: https://fatz.vn/khong-chi-phan-bon-thuoc-bao-ve-thuc-vat-cung-tang-khung-khiep-co-loai-tang-hon-230/