Doanh thu nhiều quý bằng 0, một cổ phiếu bất động sản vẫn “bốc đầu” tăng kịch trần 5 phiên ngay khi vừa thoát đình chỉ giao dịch

Trong quá khứ, KDM từng gây chú ý vào khoảng thời gian tháng 3-4/2022 với chuỗi tăng trần 10 phiên rồi tiếp tục tăng lên đỉnh lịch sử 41.000 đồng/cp trước khi quay đầu lao dốc về vùng trên mệnh giá. Thị trường chứng khoán đang ghi nhận sự trồi…

Fatz Admin lúc 2023-03-22
Doanh thu nhiều quý bằng 0, một cổ phiếu bất động sản vẫn "bốc đầu" tăng kịch trần 5 phiên ngay khi vừa thoát đình chỉ giao dịch

Trong quá khứ, KDM từng gây chú ý vào khoảng thời gian tháng 3-4/2022 với chuỗi tăng trần 10 phiên rồi tiếp tục tăng lên đỉnh lịch sử 41.000 đồng/cp trước khi quay đầu lao dốc về vùng trên mệnh giá.

Thị trường chứng khoán đang ghi nhận sự trồi sụt nhất định, chủ yếu do tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi hàng loạt thông tin bủa vây. Giữa bối cảnh đó, một cổ phiếu doanh nghiệp vật liệu xây dựng đang âm thầm có những nhịp bứt phá, đặc biệt là diễn biến chỉ diễn ra trong vài ngày sau khi mã chứng khoán này “thoát án” đình chỉ giao dịch.

Cụ thể, trong vòng 5 phiên từ ngày 15-21/3/2023, cổ phiếu KDM của CTCP Tập Đoàn GCL liên tục tăng kịch trần. Với việc giao dịch trên sàn HNX, dễ dàng để KDM tăng gần 60%, qua đó kết phiên 21/3 đạt 14.700 đồng/cp. Thanh khoản dao động trong khoảng từ 40.000 đến 80.000 đơn vị/phiên.

Doanh thu nhiều quý bằng 0, một cổ phiếu bất động sản vẫn bốc đầu tăng kịch trần 5 phiên ngay khi vừa thoát đình chỉ giao dịch - Ảnh 1.

Đáng chú ý, diễn biến trên xảy ra khi cổ phiếu KDM chỉ vừa được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa ra khỏi diện đình chỉ giao dịch từ 13/3. Lý do đưa ra vì Tập đoàn GCL đã thực hiện công bố thông tin BCTC bán niên đã soát xét 2022 và BCTC năm 2021 đã được kiểm toán và không vi phạm quy định về công bố thông tin trong vòng 6 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị đình chỉ giao dịch.

QUẢNG CÁO

Trước đó, tháng 9/2022, cổ phiếu KDM bị HNX đưa vào đình chỉ giao dịch do công ty tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi chứng khoán bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, cụ thể công ty chậm nộp Báo cáo tài chính bán niên có soát xét 2022.

Với việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên, Tập đoàn GCL đã có văn bản giải trình gửi đến UBCKNN và HNX, cho biết trong hiện tại hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn diễn ra bình thường và không có biến động đặc biệt nào. Giá cổ phiếu tăng do cung cầu trên thị trường chứng khoán.

Kinh doanh “bết bát”: Doanh thu nhiều quý bằng 0, lỗ liên tiếp 2 năm gần nhất

Theo tìm hiểu, Tập Đoàn GCL tiền thân là Công ty TNHH Long Thành, từ năm 2016 tới nay công ty đã thay đổi tên 4 lần. Lĩnh vực kinh doanh chính xoay chuyển từ xây dựng công trình, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng sang trọng tâm là mảng kinh doanh bất động sản. Công ty tập trung phát triển khu đô thị quy mô trung bình từ 5-10 ha ở các huyện thị đang phát triển. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng dự kiến đẩy mạnh Bất động sản KCN để đón đầu làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh.

Cổ phiếu KDM chính thức niêm yết trên HNX từ tháng 3/2026 với giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên là 11.000 đồng/cp. Sau nhiều năm lình xình dưới mệnh, KDM đã bất ngờ gây chú ý vào khoảng thời gian cuối tháng 3 đến đầu tháng 4/2022 với chuỗi tăng trần 10 phiên rồi tiếp tục lập đỉnh lịch sử 41.000 đồng/cp (phiên 14/4/2022). Tuy nhiên “tăng sốc rồi giảm sâu”, thị giá KDM lao dốc dần về ngưỡng trên 10.000 đồng/cp rồi kết cục bị đình chỉ giao dịch hơn nửa năm.

Đà tăng khi đó của KDM càng gây xôn xao khi kết quả kinh doanh của KDM không mấy khả quan. Trong vài năm trở lại đây, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng lao dốc, lợi nhuận èo uột, thậm chí thua lỗ. Đáng chú ý, mảng kinh doanh chính của Tập đoàn GCL “đóng băng” khi nhiều quý doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu, chủ yếu là nguồn thu tài chính từ khoản thu lãi cho vay.

Doanh thu nhiều quý bằng 0, một cổ phiếu bất động sản vẫn bốc đầu tăng kịch trần 5 phiên ngay khi vừa thoát đình chỉ giao dịch - Ảnh 2.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính của GCL nhiều quý ghi nhận bằng 0

Xét theo năm, trong 2 gần nhất, KDM chỉ lỗ, lỗ ròng 252 triệu đồng năm 2021 rồi tiếp tục lỗ ròng thêm hơn 3 tỷ đồng trong năm 2022. GCL cho biết công ty ghi nhận hoạt động kinh doanh thép tích cực, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp biến động không nhiều so với quy mô doanh thu. Tuy nhiên, do khoản chi phí tài chính âm hơn 5 tỷ đồng trong quý 4/2022 dẫn tới công ty tiếp tục chịu thua lỗ.

Doanh thu nhiều quý bằng 0, một cổ phiếu bất động sản vẫn bốc đầu tăng kịch trần 5 phiên ngay khi vừa thoát đình chỉ giao dịch - Ảnh 3.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.