Chứng khoán năm rồng có bùng nổ?

Năm nay, nhiều dự báo chung quan điểm, cơ hội của thị trường chứng khoán sẽ rõ và sáng hơn so với năm trước. Những áp lực căng thẳng nhất đã qua đi, nhà đầu tư nên sẵn sàng để tối ưu cơ hội trong năm mới. Căng thẳng nhất đã qua…

Fatz Admin lúc 2024-02-11

Năm nay, nhiều dự báo chung quan điểm, cơ hội của thị trường chứng khoán sẽ rõ và sáng hơn so với năm trước. Những áp lực căng thẳng nhất đã qua đi, nhà đầu tư nên sẵn sàng để tối ưu cơ hội trong năm mới.


Căng thẳng nhất đã qua

Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc phân tích của Chứng khoán Yuanta Việt Nam – nhận định, cơ hội của

thị trường chứng khoán

QUẢNG CÁO

trong

năm 2024

sẽ rõ và sáng hơn so với năm 2023. Theo dự báo mức

tăng trưởng

của doanh nghiệp sẽ quay trở lại con số khả quan khoảng 28% so với năm 2023.

Theo ông Minh, hai câu chuyện quan trọng của chứng khoán 2024 là việc đưa hệ thống

KRX

vào hoạt động và kỳ vọng

nâng hạng thị trường

. “Tôi kỳ vọng FTSE – công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ tạo ra chỉ số cho thị trường tài chính toàn cầu – sẽ có quyết định về việc nâng hạng thị trường khi chúng ta giải quyết được yếu tố về tỉ lệ ký quỹ của

nhà đầu tư nước ngoài

”, ông Minh chia sẻ.

Kết kinh doanh của doanh nghiệp trên sàn cũng tiếp tục xu hướng phục hồi, được kỳ vọng tạo động lực hỗ trợ cho chứng khoán năm nay.

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu – chuyên viên phân tích từ

Chứng khoán

VNDirect – cho biết, quý IV/2023, tổng

lợi nhuận

ròng của các doanh nghiệp niêm yết tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước, chấm dứt chuỗi giảm bốn quý liên tiếp. Sự kỳ vọng của thị trường vào kết quả khả quan trong quý IV cũng là động lực đưa thị chứng khoán hồi trở lại sau đợt bán tháo mạnh ở quý III trước đó.

Nhóm ngân hàng tiếp tục đứng đầu về đóng góp vào tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường.


Thép và ngân hàng là những ngành đóng góp tăng trưởng hàng đầu,

bất động sản


không quá tiêu cực. Trong khi đó, ngành điện và bán lẻ vẫn gây áp lực tiêu cực. “Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng chi phí lãi vay sẽ giảm trong các quý tới và thúc đẩy lợi nhuận toàn thị trường”, ông Hiếu bày tỏ.

Về triển vọng trung hạn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trong tháng 2/2024, chuyên gia của VNDirect cho rằng, định giá thị trường vẫn hấp dẫn. Sự phục hồi đáng kể trong kết quả kinh doanh quý IV của doanh nghiệp hỗ trợ tâm lý tích cực cho thị trường. Thanh khoản có thể hồi phục vào nửa cuối tháng 2, khi nhà đầu tư cá nhân quay trở lại thị trường chứng khoán sau kỳ nghỉ Tết. Dòng vốn trong nước cải thiện có thể giúp

VN-Index

tiến đến vùng kháng cự tâm lý quanh 1.200 – 1.220 điểm.

VDSC kỳ vọng, năm 2024, giá trị khớp lệnh bình quân có thể duy trì ở mức 15.000 – 20.000 tỷ đồng/phiên.


Chủ đề đầu tư trong tháng 2 có thể xoay quanh các lĩnh vực:

ngân hàng


, cảng – vận tải biển và tiêu dùng. Với triển vọng dài hạn trong năm 2024, VNDirect cho rằng, VN-Index có thể hướng đến mục tiêu 1.350 điểm vào cuối năm 2024.

Nhóm phân tích của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, chứng khoán năm 2024 sẽ biến động mạnh với nhiều con sóng ngắn. Những áp lực căng thẳng nhất đã qua đi, song con đường phục hồi kinh tế còn nhiều gập ghềnh.

Trái với năm 2023 khởi đầu với nhiều nút thắt của

thị trường tài chính

trong nước và những cơn gió ngược từ bức tranh vĩ mô thế giới, năm 2024 được xem là “dễ thở hơn” ở hầu hết các vấn đề của năm cũ. VDSC dự báo chỉ số VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.080 – 1.390 điểm. Giá trị khớp lệnh bình quân có thể duy trì ở mức 15.000 – 20.000 tỷ đồng/phiên.


Tập trung hệ thống KRX, vấn đề nâng hạng

Về cơ hội, thách thức với chứng khoán trong năm nay, trao đổi với

PV Tiền Phong

, bà Vũ Thị Chân Phương – Chủ tịch

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

– cho rằng, thị trường tiếp tục phụ thuộc phần lớn vào các chính sách

kinh tế vĩ mô

và triển vọng kinh tế trong nước cũng như thế giới.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chính sách tiền tệ thắt chặt đã dần tái cân bằng

tổng cầu


về mức sản lượng tiềm năng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá cả hàng hóa đã giảm bớt. Lạm phát toàn cầu được dự báo sẽ giảm dần và trở về gần mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương vào năm 2024.

Bà Vũ Thị Chân Phương – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Kinh tế Việt Nam nói chung và chứng khoán nói riêng được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Lạm phát toàn cầu tuy đã được kiểm soát nhưng

lạm phát

cơ bản được dự báo sẽ vẫn ở mức cao. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn còn hạn chế.

Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường 2024 vẫn được hỗ trợ bởi các yếu tố tích cực. Chính phủ, Thủ tướng đã và đang chủ động, quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như giảm mặt bằng

lãi suất

cho vay; ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn

đầu tư công

; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản,

trái phiếu

, miễn, giảm, gia hạn thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp.

Năm 2024, Ủy

ban Chứng khoán Nhà nước sẽ hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống chính sách cho phát triển thị trường; tập trung phối hợp với các đơn vị liên quan đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành chính thức trong thời gian sớm nhất; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

tiếp tục tái cấu trúc thị trường chứng khoán, tăng cường quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán và người hành nghề chứng khoán; đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn, đào tạo nhà đầu tư cá nhân.

“Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế sẽ được đẩy mạnh, tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư tại nước ngoài, làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức xếp hạng để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi; tập trung công tác chuẩn bị cho Hội nghị Ủy ban chứng khoán các nước của tiểu khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Việt Nam vào năm 2025”, bà Phương chia sẻ.

Chủ tịch Ủy

ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương kỳ vọng năm nay xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì trong nhiều ngành và lĩnh vực. Triển vọng kinh tế Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, đặc biệt sau sự kiện nâng cấp quan hệ lên hợp tác chiến lược toàn diện với Mỹ vừa qua.

Theo Việt Linh

Tiền Phong

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.