Chứng khoán – cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

(KTSG) – Với phiên giảm điểm mạnh trong đầu tuần này (15-4-2024), chỉ số VN-Index đã rơi khỏi kênh xu hướng thiết lập từ tháng 11 năm ngoái. Điều gì đang ảnh hưởng xấu đến thị trường và xu hướng sắp tới sẽ ra sao? Phá vỡ xu hướng tăng…

Fatz Admin lúc 2024-04-18

(KTSG) – Với phiên giảm điểm mạnh trong đầu tuần này (15-4-2024), chỉ số VN-Index đã rơi khỏi kênh xu hướng thiết lập từ tháng 11 năm ngoái. Điều gì đang ảnh hưởng xấu đến thị trường và xu hướng sắp tới sẽ ra sao?

Phá vỡ xu hướng tăng

QUẢNG CÁO

Thị trường chứng khoán đã có phiên bật mạnh cuối tuần trước (12-4), chỉ số VN-Index tăng 18,4 điểm, tương đương tăng gần 1,5%. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch thấp với chỉ hơn 696 triệu cổ phiếu được trao tay trong phiên này, lực đánh cũng chủ yếu diễn ra về cuối phiên để đẩy điểm số, dường như chỉ để gây áp lực lên các nhà đầu tư đang giữ vị thế short trên thị trường phái sinh.

Đây cũng là diễn biến chủ đạo của thị trường trong hơn một tháng qua, với các phiên tăng có khối lượng thấp nhưng phiên giảm khối lượng tăng vọt, cho thấy rủi ro thị trường vẫn trong giai đoạn phân phối. Nhà tạo lập thị trường dường như vẫn đang nỗ lực giữ điểm số, khi chỉ số VN-Index dù trải qua nhiều phiên biến động mạnh nhưng về mặt điểm số vẫn được giữ vững và dao động trong biên độ 1.240-1.280 điểm từ đầu tháng 3 tính đến phiên cuối tuần qua, đồng thời vẫn nằm trong kênh tăng giá được thiết lập từ tháng 11 năm ngoái.

Chỉ đến phiên đầu tuần này (15-4), tín hiệu xác nhận xu hướng đảo chiều mới thật sự rõ ràng, với chỉ số VN-Index lao dốc gần 60 điểm, tương đương giảm 4,7% – là phiên giảm mạnh nhất tính từ ngày 12-5-2022 đến nay. Khối lượng giao dịch tăng gần 52% trên sàn HOSE so với phiên trước với hàng loạt cổ phiếu bị bán tháo và đóng cửa ở mức sàn. Với phiên giảm điểm này, VN-Index đã chính thức rớt khỏi kênh xu hướng tăng duy trì trong năm tháng rưỡi qua.

Đáng lưu ý, mở đầu phiên 15-4 này thị trường ghi nhận mức tăng hơn năm điểm, tuy nhiên bước sang phiên chiều, lực bán càng ngày càng dồn dập về cuối phiên, khi những tin đồn tiêu cực lan rộng trên khắp thị trường và ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà đầu tư. Giữa bối cảnh lực tăng đã cạn kiệt trong hơn một tháng qua, khi nhiều thông tin tiêu cực xuất hiện trong thời gian gần đây, bất kỳ tin xấu nào phát sinh thêm dù chỉ ở mức tin đồn cũng trở thành lý do hợp lý thúc đẩy nhà đầu tư quyết đoán thoát hàng hơn, nhất là sắp đến kỳ nghỉ lễ dài ngày cuối tháng 4 và phía trước là hiệu ứng “bán tháng 5”.

Tất cả 20/20 nhóm ngành đều đóng cửa trong sắc đỏ trong phiên ngày 15-4, trong đó giảm mạnh nhất là nhóm chứng khoán với mức giảm 6,94%. Ngoài lý do nhóm này đã tăng khá mạnh thời gian qua thì với triển vọng xu hướng thị trường đi xuống trở lại, hoạt động của công ty chứng khoán bị ảnh hưởng tiêu cực nên nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu chứng khoán là điều có thể hiểu được.

Cũng không loại trừ khả năng NHNN có thể bán ngoại tệ để can thiệp, đồng nghĩa một lượng lớn tiền đồng sẽ bị hút khỏi thị trường, càng gây áp lực lên lãi suất. Các ngân hàng hiện đã đưa giá đô la Mỹ lên sát trần cho phép cũng như vượt xa mức giá bán tại Sở Giao dịch, do đó kịch bản NHNN bán ngoại tệ để hỗ trợ thị trường ngoại hối là có cơ sở.

Nhóm khai khoáng giảm 6,92%, trong đó các cổ phiếu dầu khí như PVB, PVC, PVD đều giảm sàn. Việc Iran phóng tên lửa vào Irsael hôm 14-4 dù gây áp lực lên các thị trường tài chính toàn cầu, nhưng bất ngờ là cũng đẩy giá dầu đi xuống, bất chấp các dự báo tin rằng nếu chiến tranh lan rộng tại Trung Đông có thể đẩy giá dầu leo lên mức trên 100 đô la Mỹ/thùng.

Một số nhóm ngành khác có vốn hóa chiếm tỷ trọng lớn cũng giảm đáng kể, gồm sản xuất nhựa – hóa chất giảm 6,1%; chế biến thủy sản giảm 5,8%; bất động sản giảm 5,1%; vật liệu xây dựng và xây dựng giảm gần 5%. Nhóm chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn nhất là ngân hàng cũng giảm hơn 4,7%, trong đó cổ phiếu BID giảm sàn, CTG giảm 6,8%, TCB và EIB giảm 6,3%, STB giảm 5,5%…

Hỗ trợ ở đâu?

Việc lãi suất đang có dấu hiệu đi lên trở lại, ở cả thị trường trái phiếu, thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động của các ngân hàng, đang mang đến những thách thức trong hoạt động của các ngân hàng. Trong bối cảnh lãi suất cho vay vẫn đang được kêu gọi giảm thêm theo định hướng của Chính phủ và NHNN, diễn biến bật tăng trở lại của lãi suất huy động có thể gây áp lực lên hệ số biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng, do đó nhóm này sau chu kỳ tăng những tháng qua đã bắt đầu suy yếu trong hơn một tháng qua.

Trong khi đó, việc tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng vẫn đang không ngừng đi lên khiến nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trên sàn chứng khoán vì lo ngại rủi ro tỷ giá. Trong phiên 15-4, nhóm này bán ròng 1.231 tỉ đồng trên cả ba sàn. Nếu tính lũy kế trong nửa đầu tháng 4, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 4.100 tỉ đồng và xu hướng này có thể sẽ còn tiếp diễn. Giá vàng liên tục nổi sóng cũng góp phần thúc đẩy dòng vốn từ các kênh đầu tư khác, trong đó có chứng khoán, chuyển dịch sang lướt sóng ở thị trường kim loại quý.

Đáng lưu ý, việc tỷ giá trong nước liên tục leo thang cũng sẽ gây áp lực lên lãi suất, hoặc thúc đẩy NHNN kéo dài hoạt động phát hành tín phiếu để hút thanh khoản dư thừa. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng NHNN có thể bán ngoại tệ để can thiệp, đồng nghĩa một lượng lớn tiền đồng sẽ bị hút khỏi thị trường, càng gây áp lực lên lãi suất. Các ngân hàng hiện đã đưa giá đô la Mỹ lên sát trần cho phép cũng như vượt xa mức giá bán tại Sở Giao dịch, do đó kịch bản NHNN bán ngoại tệ để hỗ trợ thị trường ngoại hối là có cơ sở.

Trước đó, thông tin tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3-2024, đại diện NHNN chia sẻ, vấn đề tỷ giá đang hết sức nóng và NHNN sẽ có động thái can thiệp thị trường nếu cần thiết. Dù là theo kịch bản nào, lãi suất đang chịu thử thách lớn trong giai đoạn hiện nay và điều này không tốt cho chứng khoán.

Trong khi đó, các chỉ báo kỹ thuật vẫn đang thiên về xu hướng tiếp tục điều chỉnh. Trên biểu đồ tuần của VN-INdex, chỉ báo MACD phát tín hiệu thị trường có thể sắp sửa bước vào giai đoạn điều chỉnh trung hạn, trong khi chỉ số đo lường sức mạnh tương đối RSI cũng đang quay đầu đi xuống sau khi neo giữ ở vùng quá mua 70 trong gần hai tháng qua.

Với tâm lý nhà đầu tư đang thận trọng trong giai đoạn nhạy cảm như hiện nay, giới phân tích cho rằng các phiên hồi phục nếu có sau các phiên giảm mạnh, cũng có thể trở thành bẫy tăng giá. Trong trường hợp tiếp tục đi xuống, vùng hỗ trợ mạnh gần nhất của VN-Index sẽ nằm quanh 1.180 điểm, tương ứng với đường trung bình động 200 tuần hiện tại. Vùng hỗ trợ kế tiếp nằm quanh 1.150 điểm, tương ứng với điểm Fibo 0,5 kéo từ mức đáy của tháng 11 năm ngoái lên đỉnh cao đạt được vào cuối tháng 3 vừa qua.

Triêu Dương

Kinh tế Sài Gòn Online

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.