Nửa đầu năm 2024 đã chứng kiến nhiều biến động trên thị trường chứng khoán toàn cầu do tác động của các yếu tố kinh tế và địa chính trị. Những chính sách tài khóa và tiền tệ từ các ngân hàng trung ương lớn cùng với sự phục hồi…
Từ đầu năm, giới chuyên gia dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 6-6,5% trong năm 2024, được thúc đẩy bởi sự phục hồi của xuất khẩu và lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp có thể tăng trưởng 8-9%. Thực tế cho thấy hoạt động xuất khẩu và sản xuất công nghiệp đã tăng trưởng tích cực trong 5 tháng đầu năm 2024, trong đó xuất khẩu tăng 14,9% và công nghiệp chế biến chế tạo tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo VinaCapital, tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm được kỳ vọng sẽ tích cực hơn nữa. Sự phục hồi của xuất khẩu và sản xuất công nghiệp sẽ có tác động tích cực đến thu nhập người dân và tạo đà cho tiêu dùng nội địa trong nền kinh tế. Sự phục hồi của nền kinh tế được kỳ vọng cũng sẽ lan tỏa tích cực đến tâm lý trên thị trường chứng khoán.
Động lực tăng trưởng chứng khoán nửa cuối năm
Đối với TTCK, VinaCapital cho rằng động lực tăng trưởng sẽ đến từ mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực và định giá tương đối hấp dẫn. Dự kiến, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong danh mục cổ phiếu theo dõi của VinaCapital – đại diện cho 95% vốn hóa của VN-Index – sẽ tăng trưởng khoảng 18% trong năm 2024.
Về mặt định giá, cổ phiếu trên TTCK Việt Nam cũng đang ở mức “tương đối hấp dẫn”. Với mức tăng trưởng lợi nhuận như trên, VinaCapital tính toán P/E dự phóng của VN-Index đang ở mức khoảng 11,6 lần cho năm 2024 (ở thời điểm 11/06), thấp hơn khoảng gần 10% so với mức định giá bình quân của các nước ASEAN-5 (Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan).
“Mức định giá này góp phần làm tâm lý thị trường không bị biến động quá lớn, do các cơ hội đầu tư với mức định giá hấp dẫn vẫn còn rất nhiều”, chuyên gia VinaCapital nêu.
Bên cạnh đó, các yếu tố hỗ trợ TTCK Việt Nam dài hạn còn có sự ổn định về kinh tế – chính trị – xã hội của đất nước, sự gia tăng về thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của 100 triệu dân, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài khi các tập đoàn đa quốc gia đang áp dụng chiến lược Trung Quốc + 1, và khả năng nâng hạng của TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong 2-3 năm tới.
Cơ hội lớn cho nhà đầu tư chứng khoán cá nhân
Chia sẻ về những lĩnh vực đầu tư tiềm năng, VinaCapital cho rằng những doanh nghiệp gắn liền với các động lực phát triển kinh tế dài hạn của Việt Nam như xu hướng đô thị hóa, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và nền kinh tế số sẽ có triển vọng tốt về tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận bền vững.
Danh mục đầu tư của quỹ mở cổ phiếu VINACAPITAL-VMEEF là ví dụ. Theo thông tin quỹ này công bố, có thể thấy hai ngành được phân bổ tỷ trọng nhiều nhất trong thời gian qua là Ngân hàng (dao động trong khoảng 35-40%) và Công nghệ Thông tin và Truyền thông (gọi tắt là ICT, tổng tỷ trọng dao động trong khoảng 25-30%). Đây là hai ngành gắn liền với nền kinh tế hiện đại, có tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao (bình quân 15-20%), và tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận các năm tới cao (bình quân 15-20%).
Đáng chú ý, danh mục này đã giúp VINACAPITAL-VMEEF đã mang lại lợi nhuận 12 tháng gần nhất dẫn đầu thị trường là 44,5% (tính đến ngày 11/06/2024), trong khi chỉ số tham chiếu VN-Index chỉ tăng 20,7% trong cùng giai đoạn.
Đầu tư chứng khoán qua các quỹ mở được quản lý chuyên nghiệp cũng là xu hướng mới tại Việt Nam. Giải pháp này đặc biệt phù hợp với các nhà đầu tư bận rộn hoặc không đủ kiến thức hay khả năng tự đầu tư, cho phép họ tham gia vào thị trường thông qua các quỹ mở để hướng đến mức lợi nhuận kỳ vọng hấp dẫn.
Ví dụ, tính đến 31/05/2024, lợi nhuận kép trung bình 5 năm gần nhất của 2 quỹ mở cổ phiếu do VinaCapital quản lý là VINACAPITAL-VESAF và VINACAPITAL-VEOF lần lượt đạt 20,4%/năm – dẫn đầu toàn thị trường – và 15,9%/năm. Mức lợi nhuận này vượt xa chỉ số tham chiếu VN-Index, có mức tăng trung bình trong 5 năm gần nhất là 5,6%/năm./.
Tổ Quốc