Chứng khoán trong nước duy trì xu hướng hồi phục dù bước vào tháng 5 với không nhiều thông tin hỗ trợ. Về hiệu ứng Sell in May (bán trong tháng 5), giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư không quá lo ngại, bởi kết quả kinh doanh tích…
Chứng khoán trong nước
vừa trải qua tuần giao dịch tương đối tích cực, duy trì xu hướng phục hồi khá tốt sau giai đoạn giảm mạnh. Kết tuần, VN-Index tăng 1,94% so với tuần trước lên mức 1.244 điểm.
Thanh khoản trung bình cải thiện tốt hơn so với tuần trước, đạt 98.720 tỷ đồng. Thị trường phân hóa mạnh, mức độ phục hồi tốt tập trung ở các mã, nhóm mã
kết quả kinh doanh
quý I tích cực, nhiều cổ phiếu tiệm cận vùng đỉnh giá cũ.
Diễn biến nổi bật nhất là nhóm
cổ phiếu công nghệ
. Nhiều mã tiếp tục tăng giá mạnh, thanh khoản đột biến, vượt đỉnh giá gần nhất như CMG (+30,60%), ELC (+17,36%), FOX (+7,72%), VGI (+5,45%)… Cổ phiếu nhóm dệt may sau thời gian tích lũy cũng có diễn biến nổi bật, hầu hết tăng giá mạnh, thanh khoản đột biến trong nhiều năm với VGT (+27,5%), TNG (+10,89%), MSH (+10,56%), STK (+3,44%)…
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng có diễn biến vượt trội trước thông tin Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) công bố 2 phát hiện dầu khí mới.
Nhà đầu tư
nước ngoài tiếp tục bán ròng mạnh với giá trị 3.139 tỷ đồng trên HoSE, tập trung đột biến tại VHM, trong khi mua ròng tốt trên HNX với giá trị 222,6 tỷ đồng.
Nhóm
phân tích
của Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) nhận định, sau khi kiểm định thành công vùng giá 1.165 điểm, thị trường đã có 3 tuần tăng liên tiếp.
VN-Index
trong ngắn hạn tiến gần vùng kháng cự mạnh quanh 1.250 điểm.
Tuy nhiên, diễn biến rung lắc liên tiếp của thị trường trong 3 phiên cuối tuần cũng cho thấy áp lực bán tại vùng này. Theo đó, SHS cho rằng, nếu không sớm bứt phá với động lực tốt và duy trì giao dịch trên vùng kháng cự nói trên, chỉ số có thể có nhịp điều chỉnh về vùng giá thấp hơn.
Trong trung hạn, xu hướng của chỉ số vẫn là dao động trong vùng tích lũy 1.150 – 1.250 điểm. Diễn biến tích lũy dự báo có thể kéo dài.
“Tuần qua, thị trường đón nhận tin tích cực: Bộ Thương mại Mỹ nghe tranh luận về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, giá vàng trong nước liên tục lập kỷ lục, và tỷ giá có dấu hiệu tăng trở lại cũng tác động nhất định tới tâm lý nhà đầu tư. Chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, việc thị trường tiếp tục tích lũy là hợp lý”, SHS chỉ ra.
Tháng 5 dự kiến chưa có nhiều thông tin tích cực hỗ trợ cho
thị trường chứng khoán.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, với mùa báo cáo kết quả kinh doanh và đại hội đồng cổ đông dần đi qua, thị trường không kỳ vọng có quá nhiều động lực thông tin từ phía doanh nghiệp.
Về điểm số, VDSC kỳ vọng VN-Index giao dịch trong biên độ 1.165 – 1.280 điểm. Trong kịch bản cơ sở, kết quả kinh doanh tích cực có thể hỗ trợ tâm lý giao dịch của thị trường, đưa chỉ số về vùng đỉnh của năm 2024. Ngược lại, nếu dữ liệu
vĩ mô
tiếp tục gây thất vọng cho kịch bản cắt giảm lãi suất, hoặc bất ngờ có “cơn gió ngược” có thể kích hoạt trạng thái điều chỉnh của thị trường.
Với mức tăng trưởng lợi nhuận quý I toàn thị trường là 10% và tăng trưởng lợi nhuận kế hoạch cả năm đạt trên 17%, định giá VN-Index nói chung và mặt bằng định giá cổ phiếu nói riêng đang ở mức hợp lý hơn cho việc mua và nắm giữ trung – dài hạn.
“Thời điểm thị trường đi xuống trong tháng 5 sẽ là điểm mua tiềm năng đối với cả nhà đầu trung dài hạn, và cả nhà đầu tư ưa thích giao dịch”, chuyên gia từ VDSC nhận định
Nhóm phân tích của Chứng khoán Tiên Phong (TPS) cho rằng, theo các chu kỳ giao dịch hàng năm,
thị trường tháng 5
thường không có biến động quá lớn.
“Chúng ta không cần quá lo ngại về hiệu ứng
Sell in May
, khi tháng 4 vừa qua đã chứng kiến phiên điều chỉnh mạnh của thị trường. Thêm vào đó, nhà đầu tư đã quen với việc tháng 5 ít thông tin, thị trường có thể sẽ xảy ra phân hóa nhẹ”, TPS chỉ ra.
Tiền Phong