Những câu chuyện ‘dở khóc dở cười’ trên sàn chứng khoán Việt năm 2023

Sàn chứng khoán Việt Nam trong năm 2023 “chứng kiến” không ít câu chuyện “dở khóc dở cười” của cả các mã giao dịch cũng như tổ chức niêm yết. “Ông vua thị giá” vụt sáng rồi bị hủy đăng ký giao dịch Tháng 5/2023, XDC nổi lên như một…

Fatz Admin lúc 2024-02-14

Sàn chứng khoán Việt Nam trong năm 2023 “chứng kiến” không ít câu chuyện “dở khóc dở cười” của cả các mã giao dịch cũng như tổ chức niêm yết.

“Ông vua thị giá” vụt sáng rồi bị hủy đăng ký giao dịch

Tháng 5/2023, XDC nổi lên như một hiện tượng với hàng chục phiên tím liên tiếp. Với biên độ cao của sàn UPCoM, thị giá cổ phiếu này cũng tăng phi mã, có thời điểm lên tới 999.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 64 lần chỉ trong 2 tháng.

Tại thời điểm đó, XDC cũng vượt VNZ của “kỳ lân công nghệ” VNG trở thành cổ phiếu có thị giá đắt nhất sàn chứng khoán.

QUẢNG CÁO

Tuy nhiên, trong thời điểm XDC là cổ phiếu đắt nhất sàn, lượng giao dịch mỗi phiên chỉ vài trăm, một phần do lượng cổ phiếu lưu hành chỉ có 8.200 cổ phiếu.

Lập đỉnh không bao lâu, cổ phiếu quay đầu giảm không phanh, thậm chí giảm tới 400.000 đồng mỗi cổ phiếu (tương đương 40%) trong 1 phiên.

Đến ngày 12/12/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) bất ngờ thông báo hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu XDC từ ngày 28/12. Lý do hủy đăng ký giao dịch vì Xây dựng Công trình Tân Cảng là doanh nghiệp cổ phần hóa sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định.

Cổ phiếu “kỳ lân công nghệ” VNZ trắng thanh khoản 14 phiên

Ngày 5/1/2023, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG chính thức giao dịch trên UPCoM, với giá tham chiếu 240.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, thời điểm mới lên sàn, mã này “trắng thanh khoản” nhiều phiên liên tiếp. Tình trạng này diễn ra trong 14 phiên cho đến khi xuất hiện giao dịch đầu tiên.

Những câu chuyện 'dở khóc dở cười' trên sàn chứng khoán Việt năm 2023- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bán cổ phiếu ngay đỉnh vì “mắt kém”

Ngày 9/10/2023, Bà Trần Thị Thơm- Kiểm soát viên của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (MCK: HAH), đã bán khớp lệnh 5.000 cổ phiếu HAH, qua đó giảm số lượng sở hữu từ 26.000 cổ phiếu (tương ứng 0,03% vốn) xuống còn 21.000 cổ phiếu (tương ứng 0,02% vốn). Thời điểm bà Thơm bán cổ phiếu, mã HAH cũng bắt đầu đạt đỉnh.

Tuy nhiên, bà Thơm lại không công bố thông tin theo quy định về giao dịch bán cổ phiếu này. Giải trình về lý do, bà Thơm cho biết vì mắt kém, muốn bán cổ phiếu khác nhưng lại đặt nhầm lệnh bán HAH. Bà cũng cho biết đây là lần đầu mắc phải sai sót này.

CII “năn nỉ”, tặng quà tri ân cổ đông đi họp

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (MCK: CII) đã từng phải dùng đến biện pháp tặng quà để “năn nỉ” cổ đông đi dự cuộc họp cổ đông thường niên 2023.

Trước phiên họp, ban lãnh đạo CII thông báo có những phần quà tri ân cho các cổ đông tham dự hoặc ủy quyền, tùy thuộc vào số lượng cổ phần sở hữu mà sẽ nhận quà bằng tiền tương ứng.

Thế nhưng, CII vẫn tổ chức đại hội không thành công trong lần đầu, chỉ 46% tổng số cổ phần được quyền biểu quyết tham dự – thấp hơn quy định và không đủ tỷ lệ tối thiểu để tổ chức đại hội. Do đó, phải tổ chức lần 2.

Cũng trong năm này, CII lại tiếp tục dùng “chiêu cũ” khi tổ chức cuộc họp bất thường vào tháng 9/2023, nhưng vẫn không thể tổ chức thành công ở lần đầu.

Đầu tư Hải Phát

CTCP Đầu tư Hải Phát (MCK: HPX) của Chủ tịch Đỗ Quý Hải không chỉ hứa tặng quà tri ân, mà đích thân lãnh đạo viết “tâm thư” năn nỉ cổ đông dự họp.

Động thái này diễn ra sau khi cổ phiếu HPX bị đình chỉ giao dịch từ ngày 18/9/2023, cổ phiếu HPX cũng liên tục bị bán giải chấp.

Đại hội thành công là mấu chốt giúp HPX khắc phục các vi phạm về công bố thông tin, tạo điều kiện cho việc đề xuất HoSE gỡ lệnh đình chỉ giao dịch.

Theo PV

An Ninh Tiền Tệ

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.