Dù nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang thoái vốn khỏi nhiều doanh nghiệp Việt, Masan Group lại được quỹ đầu tư hàng đầu thế giới là Bain Capital rót tiền. Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/12, cổ phiếu MSN của CTCP tập đoàn Masan (Masan Group) có giá…
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/12, cổ phiếu MSN của CTCP tập đoàn Masan (Masan Group) có giá 63.000 đồng/cp. Thị giá của MSN đang có có sự chuyển biến tích cực trong thời gian vừa qua khi đã tăng hơn 10% kể từ mức đáy hồi cuối tháng 10 trong khi VN-Index vẫn đang “quanh quẩn” quanh mốc 1.100 điểm. Tuy nhiên, cổ phiếu này vẫn còn có nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
MSN thu hút dòng vốn ngoại
Tính từ đầu năm cho đến giữa tháng 12/2023, giá trị bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên sàn HoSE xấp xỉ 21.000 tỷ đồng, vượt giá trị bán ròng trong cả năm 2020 (15.741 tỷ đồng). Xu hướng bán ra của dòng vốn ngoại vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và chỉ còn chưa đầy 6.000 tỷ sẽ xoá đi thành quả mua ròng trong cả năm 2022 liền trước.
Trong năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chứng kiến tình trạng các cổ đông nước ngoài thoái vốn. Thậm chí, có một số cổ phiếu những năm trước đều “kín room”, khi nhà đầu tư ngoại muốn mua thì phải thỏa thuận bên ngoài với giá cao hơn thị giá trên sàn thì nay cũng rơi vào hoàn cảnh “hở room” lớn chưa từng thấy.
Trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhiều như vậy, cổ phiếu MSN cũng bị ảnh hưởng, tuy nhiên vẫn duy trì được tỷ lệ nhà đầu tư ngoại nắm giữ ổn định như các năm trước. Bên cạnh đó Bain Capital – Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD mới đây đã đồng ý gia tăng thêm 50 triệu USD vào khoản đầu tư vốn cổ phần của Masan Group, nâng mức đầu tư lên 250 triệu USD so với mức 200 triệu USD đã công bố vào tháng 10 năm 2023. Giao dịch này là khoản đầu tư vốn cổ phần dưới hình thức Cổ phần ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi (“Convertible Dividend Preference Share” hoặc “CDPS”) được phát hành với giá 85.000 VND/cổ phần và có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông với tỷ lệ 1:1
BSC đặt kỳ vọng biên LNST trong 2024 của Masan Group có thể tăng 2 điểm phần trăm nhờ nhu cầu tiêu dùng phục hồi áp lực lãi suất suy giảm. Masan Group hiện sở hữu chuỗi tiêu dùng (60% thị phần gia vị và 30% thị phần sản phẩm tiện lợi cùng 10% thị phần nước giải khát) và bán lẻ hiện đại có hơn 3.600 cửa hàng rộng khắp Việt Nam. Lợi thế này có thể giúp công ty tận dụng cơ hội xu hướng tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, đặc điểm dân cư.
Thị trường bán lẻ phục hồi là một động lực tăng trưởng cho Masan
Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report công bố đầu tháng 10 cho thấy, bước sang những tháng cuối năm 2023, song hành với những tín hiệu khả quan, tháng sau tích cực hơn tháng trước của nền kinh tế, hai phần ba số doanh nghiệp trong ngành kỳ vọng rằng tình hình thị trường bán lẻ sẽ phần nào có cải thiện hơn so với nửa đầu năm, dù sự phục hồi chưa thực sự rõ rệt và tốc độ khá chậm chạp.
Có thể nói, lực đẩy từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là một trong những cơ sở quan trọng cho kỳ vọng vững vàng vượt qua thời điểm khó khăn, đưa tỷ suất lợi nhuận sẽ tích cực hơn trong nửa cuối năm 2023 của các doanh nghiệp bán lẻ.
Việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 có thể giúp khôi phục dần tín dụng tiêu dùng sau khi nợ xấu được kiểm soát cũng như giảm một phần áp lực vay nợ của các doanh nghiệp ngành bán lẻ trong nửa cuối năm 2023.
Cùng với đó, chính sách tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 01/7/2023 và giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% góp phần tăng sức cầu nền kinh tế, qua đó tác động trực tiếp đến doanh số kỳ vọng của các doanh nghiệp bán lẻ thời gian tới.
Ngoài ra, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dần hạ nhiệt tại Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, gánh nặng tiêu dùng sẽ không chỉ được giải tỏa tại thị trường này mà tác động lan tỏa toàn cầu. Các đơn hàng mới từ thị trường xuất khẩu chính được kỳ vọng tăng tốc từ nửa cuối năm 2023 sẽ giúp giảm bớt lo ngại về lạm phát, thất nghiệp và kinh tế suy thoái, từng bước ổn định thu nhập và đưa Việt Nam bước vào chu kỳ tiêu dùng mới.
Bên cạnh đó, mùa mua sắm cuối năm cũng sẽ kích thích nhu cầu mua sắm sôi động của người tiêu dùng, giúp các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ cải thiện bức tranh kinh doanh và có thể lấy lại đà tăng trưởng.
Ngoài ra, Vietnam Report cũng cho rằng xét về trung và dài hạn, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một thị trường có sức hấp dẫn lớn và nhiều tiềm năng phát triển. Quy mô thị trường hiện lên tới 142 tỷ USD và được dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD trong vài năm tới.
Sự trở lại của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm nay và xu hướng ngày càng tăng trong tương lai sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành bán lẻ. Một điều kiện thuận lợi khác là Việt Nam đang ở thời kỳ đỉnh cao của lợi tức nhân khẩu học.
Dân số đông và trẻ với 100 triệu dân, quy mô dân số đứng thứ 15 thế giới, cơ cấu dân số ở độ tuổi vàng, với trên 60% nằm trong độ tuổi lao động, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đang thúc đẩy tầng lớp tiêu dùng trong những năm gần đây.
Theo các chuyên gia, nền kinh tế đang phát triển, dân số lớn và ưa thích kết nối, quá trình đô thị hóa, thu nhập trung bình ngày càng tăng và mức sống cao hơn chính là những yếu tố thuận lợi hỗ trợ tăng trưởng thị trường bán lẻ Việt Nam. Về dài hạn, dư địa phát triển của ngành bán lẻ sẽ ngày càng rộng lớn.
Với những sự khả quan hơn đến từ thị trường bán lẻ, doanh thu cũng như lợi nhuận của Masan trong thời gian tới dự kiến sẽ được cải thiện hơn. Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ có cơ sở để tiếp tục đặt niêm tin vào tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu MSN trong tương lai.
Đánh giá của các nhà phân tích
Không chỉ đến từ những yếu tố thị trường, các chuyên gia cũng như công ty cũng đánh giá kết quả kinh doanh của Masan Group vẫn sẽ tiếp tục cải thiện trong tương lai. Từ đó, cổ phiếu MSN sẽ hưởng lợi nhờ sự phát triển của tập đoàn này.
Theo đánh giá của Chứng khoán BIDV (BSC), CTCK đặt kỳ vọng biên LNST trong 2024 của Masan Group có thể tăng 2 điểm phần trăm nhờ nhu cầu tiêu dùng phục hồi áp lực lãi suất suy giảm. Masan Group hiện sở hữu chuỗi tiêu dùng (60% thị phần gia vị và 30% thị phần sản phẩm tiện lợi cùng 10% thị phần nước giải khát) và bán lẻ hiện đại có hơn 3.600 cửa hàng rộng khắp Việt Nam. Lợi thế này có thể giúp công ty tận dụng cơ hội xu hướng tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, đặc điểm dân cư.
Còn với J. P Morgan – một trong những tổ chức tài chính hàng đầu thế giới cho biết trong một báo cáo hồi cuối tháng 7 cho biết Masan đang tạo dựng hệ sinh thái tiêu dùng mạnh mẽ, giúp gia tăng thị phần khách hàng, và công ty định vị mình là một trong những đại diện xuất sắc của ngành tiêu dùng Việt Nam. JP Morgan lạc quan về cơ hội tăng trưởng trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại, nơi Masan dẫn đầu về số lượng điểm bán và đang tiếp tục mở rộng thị phần.
J.P Morgan cũng cho biết Việt Nam đang chứng kiến thời kỳ vàng của tăng trưởng tiêu dùng cũng như cổ phiếu ngành tiêu dùng. Với GDP bình quân đầu người và tốc độ đô thị hóa tương đương với Trung Quốc và Thái Lan trước năm 2010, quốc gia này đã và đang bước vào giai đoạn tăng trưởng của thương mại hiện đại, tạo cơ hội cho các công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng gia tăng định giá trong nhiều năm tới.
Trong bối cảnh đó, Masan Group là một đại diện tiêu biểu của tiêu dùng Việt Nam, với danh mục sản phẩm tiêu dùng trải dài (gia vị, mì ăn liền, nước tăng lực và thịt chế biến), và mạng lưới bán lẻ hiện đại rộng khắp toàn quốc. Thông qua các hoạt động M&A và mở rộng tự nhiên, công ty đã và đang xây dựng hệ sinh thái công nghệ tiêu dùng theo chiến lược ‘Point of Life’, nhằm tối đa hóa thị phần chi tiêu của người tiêu dùng.
Ngoài ra, kể từ quý 2/2023, những điểm sáng của vĩ mô như ngân hàng nhà nước hạ lãi suất, giảm thuế VAT, các gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp sản xuất đã được triển khai, hứa hẹn đem lại các kết quả kinh doanh tích cực của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Masan nói riêng. Đây cũng sẽ là chất xúc tác tích cực cho dự báo của J.P Morgan về sự tăng trưởng của cổ phiếu MSN.
Tổ Quốc