Đánh giá thị trường còn nhiều khó khăn, Tập đoàn Cao su (GVR) lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi

Khó khăn đã hiện hữu ngay trong quý đầu năm khi GVR ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.135 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 756 tỷ đồng, lần lượt giảm 16% và 43% so với cùng kỳ. GVR: Giá hiện tại Thay đổi Xem hồ sơ doanh nghiệp…

Fatz Admin lúc 2023-05-29
Đánh giá thị trường còn nhiều khó khăn, Tập đoàn Cao su (GVR) lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi

Khó khăn đã hiện hữu ngay trong quý đầu năm khi GVR ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.135 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 756 tỷ đồng, lần lượt giảm 16% và 43% so với cùng kỳ.

GVR:

Giá hiện tại
Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GVR) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 trongđó có kế hoạch kinh doanh dự kiến trình cổ đông với mục tiêu doanh thu đạt 27.527 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.264 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và 10% so với thực hiện năm trước.

Về kế hoạch phân chia lợi nhuận, GVR dự kiến chia cổ tức công ty mẹ năm 2022 với tỷ lệ 3,5%/vốn điều lệ, tương ứng số tiền dự chi 1.400 tỷ đồng. Năm 2023, công ty mẹ tập đoàn dự kiến sẽ giảm tỷ lệ chia cổ tức xuống còn 3%, tương đương số tiền dự kiến chi ra vào khoảng 1.200 tỷ đồng.

QUẢNG CÁO
Đánh giá thị trường còn nhiều khó khăn, Tập đoàn Cao su (GVR) lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi - Ảnh 1.

GVR cho biết, năm 2023 theo dự báo có nhiều khó khăn, thuận lợi đan xen nhưng khó khăn nhiều hơn. Các lĩnh vực công nghiệp cao su, thuỷ điện, gỗ được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức trong khi khối các công ty khu công nghiệp hoạt động khá thuận lợi, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, chia cổ tức cho các cổ đông/Tập đoàn cao.

Dù vậy, các doanh nghiệp KCN của tập đoàn hiện quy mô nhỏ và hiện nay cơ bản đã hết quỹ đất sạch để cho thuê nên việc gia tăng nguồn thu, tạo đà tăng trưởng đột biến trong năm kế hoạch sẽ rất khó khăn.

Theo GVR, rất nhiều dự án trọng điểm với quy mô lớn của Tập đoàn đã và đang quyết liệt triển khai trong năm 2023 bao gồm: Dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn II do công ty con là CTCP KCN Nam Tân Uyên làm chủ đầu tư với diện tích 344 ha tại phường Hội nghĩa, phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và UBND Bình Dương đã có quyết định cho thuê đất để thực hiện dự án theo quy định.

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp do công ty con là CTCP KCN Bắc Đồng Phú làm chủ đầu tư với diện tích 317 ha tại thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú và xã Tiến Hưng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Rạch Bắp mở rộng, tỉnh Bình Dương do công ty con là CTCP Công nghiệp An Điền làm chủ đầu tư với quy mô 360 ha tại xã An Tây và xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hiệp Thạnh – giai đoạn 1, tỉnh Tây Ninh do công ty mẹ – Tập đoàn làm chủ đầu tư trực tiếp với quy mô 495,17 ha tại ấp Đá Hàng và ấp Giữa, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.

Dự án Khu công nghiệp Minh Hưng III mở rộng do công ty con là CTCP Khu công nghiệp Cao su Bình Long là chủ đầu tư với quy mô 577,53 ha tại xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã lập xong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và hiện nay đã trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét để báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định…).

Khó khăn đã hiện hữu ngay trong quý đầu năm khi GVR ghi nhận doanh thu thuần giảm 16% so với cùng kỳ xuống mức 4.135 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, tập đoàn lãi ròng 756 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ và hoàn thành gần 18% kế hoạch đề ra. Theo giải trình, kết quả kinh doanh đi lùi được GVR lý giải do tình hình kinh tế chung biến động theo chiều hướng khó khăn làm giá bán các mặt hàng chủ yếu giảm so với cùng kỳ trong khi giá nhiều mặt hàng đầu vào lại tăng mạnh.

Tình hình kinh doanh không mấy khả quan nhưng cổ phiếu GVR trên thị trường vẫn diễn biến đầy khởi sắc. Cổ phiếu này bất ngờ tăng mạnh trong 3 phiên gần đây qua đó leo lên mức 18.200 đồng/cp, cao nhất trong vòng gần 8 tháng. So với đầu năm, thị giá GVR đã tăng gần 32%. Vốn hoá thị trường tương ứng tăng thêm gần 18.000 tỷ, đạt 72.800 tỷ đồng.

Đánh giá thị trường còn nhiều khó khăn, Tập đoàn Cao su (GVR) lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi - Ảnh 2.

Hà Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.