Thanh khoản tiếp tục “phá đáy”, nhà đầu tư đang chờ đợi điều gì để xuống tiền?

Giá trị khớp lệnh trên HoSE chỉ đạt chỉ đạt xấp xỉ 5.100 tỷ đồng, giảm 28% so với phiên trước đó và là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Sau phiên bứt phá mạnh, thị trường chứng khoán khoán lại tiếp tục giao dịch ảm đạm với thanh…

Fatz Admin lúc 2023-03-02
Thanh khoản tiếp tục “phá đáy”, nhà đầu tư đang chờ đợi điều gì để xuống tiền?

Giá trị khớp lệnh trên HoSE chỉ đạt chỉ đạt xấp xỉ 5.100 tỷ đồng, giảm 28% so với phiên trước đó và là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020.

Sau phiên bứt phá mạnh, thị trường chứng khoán khoán lại tiếp tục giao dịch ảm đạm với thanh khoản “mất hút”. Giá trị khớp lệnh trên HoSE chỉ đạt chỉ đạt xấp xỉ 5.100 tỷ đồng, giảm 28% so với phiên trước đó. Thanh khoản tiếp tục “phá đáy” về mức thấp nhất trong 28 tháng, kể từ đầu tháng 11/2020.

Thanh khoản tiếp tục “phá đáy”, nhà đầu tư đang chờ đợi điều gì để xuống tiền? - Ảnh 1.

Trên thực tế, mức thanh khoản èo uột này đã duy trì trong suốt 1 tháng trở lại đây khi giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân trên HoSE chỉ đạt 8.000 tỷ đồng/phiên. Trong bối cảnh thị trường biến động tăng giảm khó lường, nhà đầu tư dè dặt không muốn xuống tiền cũng là điều dễ hiểu.

Về cơ bản, thanh khoản xuống thấp đang phần nào phản ánh sự hạ nhiệt của làn sóng nhà đầu tư mới tham gia vào chứng khoán. Sau thời kỳ bùng nổ, lượng tài khoản mở mới liên tục giảm mạnh từ tháng 7/2022 trở lại đây.

QUẢNG CÁO
Thanh khoản tiếp tục “phá đáy”, nhà đầu tư đang chờ đợi điều gì để xuống tiền? - Ảnh 2.

Bên cạnh việc làn sóng nhà đầu tư mới bớt sôi động, những nhịp tăng nhanh giảm mạnh của thị trường cũng khiến nhà đầu tư dè dặt. Đặc biệt, những cú xoay chiều nhanh chóng của thị trường trong thời gian gần đây khiến nhiều nhà đầu tư mắc kẹt khi cổ phiếu chưa kịp về tài khoản đã chịu thua lỗ.

Thêm vào đó, kết quả kinh doanh quý 4/2022 không mấy tích cực đã kéo định giá thị trường “đắt” hơn tương đối so với thời điểm trước. Theo dữ liệu, P/E trailing của VN-Index hiện dừng ở mức 11,x lần cao hơn đáng kể so với đáy. Nhiều người lo ngại kết quả kinh doanh ảm đạm trong quý 1 tới đây sẽ tiếp tục kéo định giá thị trường lên cao hơn. Đây cũng một trong những nguyên nhân khiến dòng tiền “nhỡ tàu” không mặn mà nhập cuộc.

Thanh khoản tiếp tục “phá đáy”, nhà đầu tư đang chờ đợi điều gì để xuống tiền? - Ảnh 3.

Đặc biệt, sau thời gian mua ròng nhanh và mạnh, giao dịch khối ngoại chững lại rõ rệt, thậm chí họ quay đầu bán ròng mạnh trong chục phiên gần đây cũng tác động đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư. Dòng tiền khối ngoại không còn là lực đỡ trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ cũng khiến dòng tiền nội thận trọng hơn.

Mặt khác, thanh khoản thấp cũng phản ánh lượng margin toàn hệ thống đã sụt giảm khoảng 40% so với mức đỉnh thiết lập vào quý 1/2022. Điều này một phần tới từ việc nhiều công ty chứng khoán đã thực hiện bán giải chấp hàng loạt cổ phiếu khi thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh, đặc biệt trong Quý 4/2022.

Nhà đầu tư hiện vẫn còn khá dè dặt trong việc sử dụng margin trong bối cảnh thị trường liên tục biến động khó lường. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay margin cũng đã tăng khá mạnh so với giai đoạn trước phần nào cũng hạn chế nhu cầumargin của nhà đầu tư.

Vậy dòng tiền đang chờ đợi điều gì? Theo phân tích của ông Nguyễn Anh Khoa – Trưởng phòng Phân tích Chứng khoán Agriseco cho rằng với dòng tiền ở mức thấp như hiện tại, những điều nhà đầu tư đang chú ý gồm có (1) Diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế vĩ mô – như sự hạ nhiệt của lạm phát, lãi suất, tỷ giá; (2) Thanh khoản nền kinh tế hồi phục và (3) Mặt bằng định giá về mức hấp dẫn hơn, đặc biệt khi kết quả kinh doanh Quý 4/2022 của các doanh nghiệp đã có sự phân hoá rõ nét và dự kiến sẽ còn biến động trong nửa đầu năm 2023.

Đưa ra góc nhìn về thị trường, ông Petri Deryng – người đứng đầu quỹ PYN Elite cho rằng trường chứng khoán Việt Nam không thể dự đoán trước trong ngắn hạn và nhà đầu tư cần kiên nhẫn.

Dù vậy, ông Petri Deryng vẫn đánh giá tích cực về triển vọng thị trường chứng khoán trong dài hạn. Theo đó, mặc dù lạm phát và lãi suất đang tác động lớn tới tâm lý nhà đầu tư toàn cầu, nhưng tại thị trường Việt Nam, những yếu tố tới từ nội tại đóng vai trò quan trọng hơn và đây sẽ là những động lực này sẽ tạo ra chuyển biến mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán trong vòng 1 năm tới.

Yếu tố được nhấn mạnh liên quan tới mức định giá thị trường trở nên hấp dẫn sau nhịp giảm sâu của năm 2022. Trong khi các thị trường trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines chỉ giảm trung bình 4% thì chỉ số VN-Index đã giảm tới 32% trong năm ngoái. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Đồng thời, lãi suất sau khi tăng mạnh vào khoảng tháng 12/2022 đã bắt đầu giảm và ông Petri Deryng nhận định xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong năm nay khi các yếu tố gây ra sự bất ổn trên thị trường Việt Nam lắng xuống.

Hạ Anh

Nhịp sống thị trường

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.