Năm 2022, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là doanh nghiệp có chi phí lãi vay dẫn đầu toàn thị trường chứng khoán với hơn 11.000 tỷ, gấp 2,3 lần doanh nghiệp xếp thứ 2 là Masan Group. Không chỉ gây chú ý mỗi mùa Báo cáo…
Không chỉ gây chú ý mỗi mùa Báo cáo tài chính về các chỉ tiêu kinh doanh bao gồm doanh thu, lợi nhuận hay số nộp ngân sách,… việc các doanh nghiệp do các tỷ phú dẫn dắt đang phải “gánh” khoản nợ bao nhiêu, đi kèm là khoản chi phí lãi vay hàng năm cũng rất được giới đầu tư quan tâm.
Chi phí lãi vay là khoản chi phí phát sinh khi doanh nghiệp đi vay các khoản vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: Lãi tiền vay ngắn hạn, dài hạn; Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính…
Việc các doanh nghiệp tăng vay nợ, cộng với mặt bằng lãi suất cao hơn trước đã khiến cho chi phí lãi vay năm 2022 của nhiều doanh nghiệp tăng lên so với cùng kỳ.
Với quy mô lớn, Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) là doanh nghiệp có chi phí lãi vay dẫn đầu toàn thị trường chứng khoán.
Tại ngày 31/12/2022, giá trị vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của Vingroup là hơn 48.000 tỷ. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn hơn 120.000 tỷ.
Chi phí lãi vay phát sinh (ghi nhận vào kết quả kinh doanh) trong năm của Vingroup là 11.052 tỷ đồng, cao nhất toàn thị trường và gấp 2,3 lần doanh nghiệp xếp thứ 2. So với cùng kỳ năm 2021, chi phí lãi vay của Vingroup tăng gần 20%.
Còn theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lãi vay đã trả trong năm của Vingroup và các công ty con là 9.969 tỷ.
Nếu tính bình quân thì mỗi ngày, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã trả hơn 27,2 tỷ đồng tiền lãi vay.
Doanh nghiệp có chi phí lãi vay ghi nhận trong năm vào kết quả kinh doanh cao thứ 2 là Tập đoàn Masan (mã: MSN) với 4.848 tỷ đồng.
Số lãi vay mà Masan đã trả cao hơn chi phí lãi vay với 5.071 tỷ đồng. Quy ra mỗi ngày, Masan trả gần 14 tỷ đồng tiền lãi.
Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) ghi nhận lãi vay tăng gần 20% lên 3.084 tỷ đồng năm 2022. Doanh nghiệp đã trả 3.035 tiền lãi vay, tương ứng mỗi ngày trả hơn 8 tỷ đồng tiền lãi.
Tổng giá trị vay và nợ thuê tài chính (ngắn hạn + dài hạn) tại ngày 31/12/2022 ghi nhận ở tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long là 58.000 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã: NVL) có chi phí lãi vay ghi nhận vào kết quả kinh doanh thấp hơn hẳn so với rất nhiều doanh nghiệp khác trên sàn với 842 tỷ. Khoản chênh lệch
Theo số liệu báo cáo tài chính, Novaland đã chi trả đến hơn 6.100 tỷ đồng tiền lãi tính đến ngày 31/12/2022. Tức mỗi ngày, doanh nghiệp của ông Bùi Thành Nhơn đã trả đến gần 17 tỷ đồng, chỉ sau Vingroup.
Khoản chênh lệch lớn này có thể đến từ việc phần lớn lãi vay đã được vốn hóa thành giá trị đầu tư dự án.
Đến cuối năm 2022, tổng vay ngắn hạn và dài hạn của Novaland xấp xỉ 65.000 tỷ đồng.
CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air, mã: VJC) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo bình quân mỗi ngày trả lãi gần 4 tỷ. Chi phí lãi vay trong năm qua của Vietjet Air là hơn 1,3 nghìn tỷ đồng.
Một đại diện hàng không khác là Vietnam Airlines (mã: HVN) cũng có chi phí lãi vay gần bằng đối thủ – hơn 1.100 tỷ đồng năm vừa qua, tăng 43% so với năm 2021. Bình quân mỗi ngày hãng bay này trả lãi khoảng 3 tỷ.
Vinhomes (mã: VHM) – công ty con của Vingroup và EVNGENCO3 (mã: PGV) cũng góp mặt trong top 5 doanh nghiệp dẫn đầu về chi phí lãi vay ghi nhận trong năm với lần lượt 2.219 tỷ và 1.577 tỷ.
Nhịp sống thị trường