Thanh khoản TTCK phái sinh liên tục sụt giảm mạnh trong hơn 1 tuần giao dịch trở lại đây. Ảnh: Trọng Hiếu. Tính đến hết phiên 19/12, thanh khoản VN30F2301 là hơn 295.174 đơn vị, tương đương tổng GTGD 31.375 tỷ đồng. Đây là mức khá thấp nếu so với…
Kể từ tháng 4/2022 đến nay, thị trường chứng khoán đã có 2 nhịp sụt giảm mạnh, khiến việc kiếm lời của dòng tiền đầu cơ trên thị trường cơ sở trở nên khó khăn. Trong khi đó, với lợi thế “trading” 2 chiều, T+0, dòng tiền đã tìm đến thị trường phái sinh với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn.
Điều này có thể thấy qua thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh quý II/2022 ghi nhận đạt 17.285 triệu hợp đồng (tăng 119,8%), khối lượng giao dịch bình quân đạt 277.669 hợp đồng/phiên.
Tuy nhiên, thời gian gần đây ghi nhận thanh khoản thị trường phái sinh liên tục sụt giảm. Tính đến hết phiên 19/12, thanh khoản VN30F2301 là hơn 295.174 đơn vị, tương đương tổng GTGD 31.375 tỷ đồng. Đây là mức khá thấp nếu so với bình quân 20 phiên giao dịch gần nhất.
Lý giải về hiện tượng này, TS Lê Đức Khánh nhìn nhận biến động của TTCK phái sinh thường sẽ có mối quan hệ với TTCK cơ sở do chỉ số này neo vào rổ cổ phiếu VN30. Trong 2 tuần trở lại đây, diễn biến chung của thị trường chứng khoág giằng co trong biên độ hẹp. Thậm chí, chỉ số chính còn có những biến động tăng/giảm điểm bất ngờ.
Sự biến động giằng co của chỉ số có thể lý giải do một số nguyên nhân như: Việc FED tăng lãi suất (dù như kỳ vọng) nhưng vẫn là trở ngại cho đà phục hồi của giá cổ phiếu, lo ngại các quỹ đầu tư chốt NAV, hay tâm lý e dè do phiên đáo hạn phái sinh (tuần 12-16/12)….
“Biến động giằng co, không rõ xu hướng của thị trường cơ sở khiến nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu cơ hạn chế mở vị thế. Bởi, biên độ giao dịch như vậy sẽ khiến nhà đầu tư khó kiếm lợi nhuận. Họ thường sẽ chỉ mở – đóng vị thế trong phiên hoặc thậm chí không mở. Mặt khác, trong bối cảnh thị trường xanh – đỏ đảo chiều nhanh, nhà đầu tư rất dễ rơi vào tình trạng cháy tài khoản”, ông Khánh nói.
Ở góc nhìn khác, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam việc áp dụng tỷ lệ ký quỹ tăng lên 17% phần nào lý giải nguyên nhân thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh suy giảm.
Ông Minh nói:“Một số công ty chứng khoán áp dụng tỷ lệ ký quỹ thấp. Giả sử theo quy định cũ yêu cầu tỷ lệ 13%, nhưng có nhiều công ty chứng khoán tìm cách “lách” để cung cấp sản phẩm với mức ký quỹ thấp hơn, thậm chí chỉ ở 5%. Khi VSD thông báo áp dụng mức mới 17%, tôi đánh giá sẽ có động thái rà soát nhất định. Do đó, các dịch vụ ký quỹ thấp như trên phải ngừng và do đó thanh khoản TTCK phái sinh suy giảm mạnh”.
Dù vậy, ông Minh cũng nhìn nhận đây là sự tích cực, bởi tỷ lệ ký quỹ càng thấp đồng nghĩa TTCK phái sinh không đơn thuần “hedging” (phòng ngừa rủi ro) nữa mà là rủi ro cờ bạc, đầu cơ. Bên cạnh đó, TTCK phái sinh lại có thể đóng/mở vị thế ngay trong phiên nên tính đầu cơ cao hơn so với thị trường cơ sở.
Nhà đầu tư