Trương Mỹ Lan thao túng Ngân hàng SCB; số phận ‘con cưng’ của Thế giới Di động

Công ty quản lý tài sản mua nợ xấu của Ngân hàng SCB; Thông tin về 9 loại phụ cấp mới; Dự án đường dây 500kV chậm tiến độ; Ngân hàng SCB tiếp tục đóng cửa phòng giao dịch… là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua. Công ty quản lý…

Fatz Admin lúc 2024-03-03

Công ty quản lý tài sản mua nợ xấu của Ngân hàng SCB; Thông tin về 9 loại phụ cấp mới; Dự án đường dây 500kV chậm tiến độ; Ngân hàng SCB tiếp tục đóng cửa phòng giao dịch… là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.


Công ty quản lý tài sản mua bao nhiêu nợ xấu của

Ngân hàng

SCB?

QUẢNG CÁO

Từ ngày 5/3 – 29/4, TAND TPHCM sẽ

xét xử

sơ thẩm vụ

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB

. Theo cáo trạng, khi các khoản vay khống quá hạn, phải hạch toán nợ xấu nhóm 5, trong khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bị hạn chế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát – không trả nợ mà còn chỉ đạo đồng phạm thực hiện thủ đoạn bán nợ xấu cho Công ty quản lý Tài sản (VAMC) và bán nợ trả chậm cho các chính các công ty “ma” do nhóm Vạn Thịnh Phát thành lập để che giấu một phần số nợ xấu, không phải hạch toán lãi, giảm dư nợ tín dụng nhằm tiếp tục chiếm đoạt tiền của Ngân hàng SCB.

Bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát – chỉ đạo cấp dưới che giấu thông tin sai phạm, báo cáo kết quả thanh, kiểm tra không trung thực, không đầy đủ.

Kết quả điều tra xác định, giai đoạn từ 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chỉ đạo các đối tượng tại SCB bán nợ xấu cho VAMC, bán nợ các khoản cấp tín dụng trả chậm, cấn trừ nợ 269 khoản vay/216 khách hàng, số tiền gốc giải ngân gần 133.336 tỷ đồng. Đến ngày 17/10/2022, còn tổng dư nợ hơn 200.452 tỷ đồng, gồm gần 130.810 tỷ đồng nợ gốc (chiếm 27% tổng dư nợ gốc của nhóm Trương Mỹ Lan) và hơn 69.642 nợ lãi.

Trong đó, SCB bán nợ xấu cho VAMC 69 khoản vay/39 khách hàng, số tiền gốc giải ngân hơn 51.397 tỷ đồng, tổng dư nợ đến ngày 17/10/2022 hơn 84.231 tỷ đồng.

SCB bán nợ trả chậm 148 khoản vay/132 khách hàng, số tiền gốc giải ngân hơn 58.803 tỷ đồng, tổng dư nợ đến ngày 17/10/2022 gần 87.503. Cấn trừ nợ 52 khoản vay/45 khách hàng, số tiền gốc giải ngân hơn 23.135tỷ đồng, đến ngày 17/10/2022 tổng dư nợ hơn 28.718 tỷ đồng.


9 loại

phụ cấp

mới được áp dụng từ ngày 1/7

Từ ngày 1/7, Chính phủ sẽ thực hiện cải cách tiền lương toàn diện ở cả khu vực công và tư, đồng thời điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Cùng với đó, chính sách cải cách tiền lương mới sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.

Việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành phải bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.

Theo đó, có

9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới

được áp dụng từ ngày 1/7, bao gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập; phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.


Dự án

đường dây 500kV

: ‘Trảm’ nhà thầu ngay trên công trường

Tại buổi kiểm tra tình hình thi công tại công trường Dự án Đường dây 500 kV nhà máy nhiệt điện Nam Định I – Thanh Hoá của nhà thầu Công ty TNHH Phương Hạnh ngày 28/2, đoàn công tác của EVNNPT đã phát hiện nhiều vấn đề liên quan đến việc chậm tiến độ thi công của nhà thầu trên

tuyến đường dây 500kV mạch 3

đang được gấp rút triển khai trên toàn tuyến.

Báo cáo tại hiện trường thi công đường dây 500kV tuyến nhà máy nhiệt điện Nam Định I – Thanh Hóa do nhà thầu Phương Hạnh thực hiện, đại diện Ban Quản lý

xây dựng

cho biết, hiện còn 8 móng chưa thi công, chưa đào móng, ép cọc. Tuyến Nam Định I – Phố Nối, nhà thầu Phương Hạnh cũng còn 16/16 móng chưa thi công/chưa đào móng/ép cọc. Tuyến Quỳnh Lưu – Thanh Hóa cũng còn 11/11 móng chưa thi công/chưa đào móng/ép cọc. Tổng số vị trí chưa thi công, chưa đào móng, ép cọc của 3 nhà thầu tại 3 tuyến đường dây trên còn tới 35 vị trí.

Dự án đường dây 500 kV mạch 3 có nguy cơ chậm tiến độ do nhà thầu thiếu máy ép cọc, chậm thi công.

Chứng kiến vị trí móng cọc 59 thuộc địa phận xã Nga Phú (huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) sau 2 tháng rưỡi được bàn giao nhưng vẫn chỉ là bãi đất trống, việc thi công gần như bất động, Ông Nguyễn Tuấn Tùng – Chủ tịch EVNNPT – lập tức yêu cầu thay ngay nhà thầu do Phương Hạnh có hàng loạt vi phạm về tiến độ so với hợp đồng đã ký.


Ngân hàng SCB tiếp tục đóng cửa phòng giao dịch

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

có thông báo chấm dứt hoạt động của phòng Giao dịch Nam Kỳ Khởi Nghĩa – chi nhánh Bến Thành (TPHCM) sau khi đã đóng cửa loạt phòng giao dịch hồi đầu năm.

Theo đó, phòng Giao dịch Nam Kỳ Khởi Nghĩa – chi nhánh Bến Thành có địa chỉ tại số 225 Bis Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM đã chấm dứt hoạt động (giải thể) từ ngày 23/2.

SCB đã đóng cửa Phòng giao dịch An Đông Plaza thuộc chi nhánh Sài Gòn đóng tại Trung tâm thương mại An Đông Plaza ở quận 5, TPHCM. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Phòng giao dịch Nam Kỳ Khởi Nghĩa là phòng giao dịch thứ 6 bị đóng cửa trong năm 2024. SCB khẳng định mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ tại các điểm giao dịch của SCB.

Theo kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) – Bộ Công an, trước khi bị kiểm soát đặc biệt vào tháng 10/2022, SCB có một hội sở chính ở TPHCM, 50 chi nhánh và 184 phòng giao dịch trên cả nước.

Tuy nhiên, thống kê từ website của SCB, từ khi bị kiểm soát đặc biệt đến nay, ngân hàng này đã thông báo đóng cửa hàng loạt phòng giao dịch tại 9 tỉnh thành. Đến nay, SCB chỉ còn 89 điểm giao dịch trên cả nước.


Thế giới Di động sẽ bán Bách hoá Xanh cho Trung Quốc?

Hãng tin

Reuters

vừa dẫn các nguồn tin cho biết, Công ty CDH Investments (Trung Quốc) đang đàm phán mua từ 5 -10% cổ phần của chuỗi

Bách hoá Xanh

thuộc Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG).

Theo

Reuters

, CDH Investments đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh và nổi lên như là ứng cử viên hàng đầu trong thương vụ cổ phần của chuỗi Bách hoá Xanh.

Thoả thuận bán cổ phần Bách hoá Xanh của Thế giới Di động có thể được ký kết ngay trong tháng 3 năm nay.

Các nguồn tin của

Reuters

cho biết, thoả thuận bán vốn của Thế giới Di động có thể được ký kết ngay trong tháng 3 năm nay nếu các cuộc đàm phán diễn ra thành công. Nếu đạt được thỏa thuận, định giá của chuỗi

Bách Hóa Xanh

có thể lên tới 1,7 tỷ USD.

Hồi giữa tháng 1, Thế giới Di động đã công bố kế hoạch chào bán tối đa 10% cổ phần của chuỗi Bách hoá Xanh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho mở rộng hoạt động kinh doanh. Thời gian huy động vốn dự kiến hoàn tất trong nửa đầu năm nay.


Giá vàng xô đổ mọi kỷ lục

Sáng 2/3, giá vàng trong nước bất ngờ tăng phi mã, vàng SJC chạm mốc 81 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tròn trơn gần 68 triệu đồng/lượng. Chỉ trong buổi sáng, giá vàng SJC bất ngờ tăng tới 1,2 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục trước đó. Giá vàng đạt mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Chiều cùng ngày, giá vàng trong nước đồng loạt giảm. Giá vàng SJC trượt khỏi mốc 81 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước liên tục biến động, người mua vàng đối diện rủi ro kép. Chênh lệch giá mua vào – bán ra ở mức 2,5 triệu đồng/lượng và giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới khoảng 17 triệu đồng/lượng.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, vàng là kênh đầu tư rất rủi ro. Nhà đầu tư cân nhắc kỹ khi đầu tư vàng. Nhà đầu tư nên lưu ý một số nguyên tắc như đầu tư dài hạn (ít nhất 6 tháng), không vay tiền để đầu tư vàng và không lướt sóng vàng.

Theo Duy Phạm

Tiền phong

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.