Trái chiều thị trường chung, cổ phiếu bán lẻ đồng loạt giảm sâu, “ngụp lặn” dưới đáy vài chục tháng

Bất chấp chỉ số chính có nhịp hồi mạnh từ đáy và đạt mức tăng 5% kể từ đầu năm, hầu hết các cổ phiếu bán lẻ vẫn giảm hàng chục phần trăm. MWG&DGW&FRT: Giá hiện tại Thay đổi Xem hồ sơ doanh nghiệp Kể từ đầu năm 2023, diễn…

Fatz Admin lúc 2023-04-02
Trái chiều thị trường chung, cổ phiếu bán lẻ đồng loạt giảm sâu, “ngụp lặn” dưới đáy vài chục tháng

Bất chấp chỉ số chính có nhịp hồi mạnh từ đáy và đạt mức tăng 5% kể từ đầu năm, hầu hết các cổ phiếu bán lẻ vẫn giảm hàng chục phần trăm.

MWG&DGW&FRT:

Giá hiện tại
Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

Kể từ đầu năm 2023, diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam tương đối tích cực với mức tăng khoảng 5% của chỉ số VN-Index.

Dù vậy, trái với xu hướng của thị trường chung, nhóm cổ phiếu bán lẻ đang hoạt động kém hiệu quả, hầu hết các cổ phiếu trong ngành giảm rất sâu tới vài chục % chỉ sau 3 tháng, thậm chí còn miệt mài “dò đáy” hàng chục tháng.

QUẢNG CÁO


Nhiều cổ phiếu “thủng đáy” hàng chục tháng

Đầu tiên phải kể tới sự lao dốc của

CTCP Thế giới số (Digiworld, mã DGW)

. Kết phiên 31/3, DGW giảm 2% về mức 28.700 đồng, tương đương mất hơn 24% giá trị sau 3 tháng. Cổ phiếu này vẫn đang “ngụp lặn” ở vùng đáy 2 năm kể từ tháng 4/2021. Đáng chú ý, đây cũng là phiên giảm điểm thứ 6 liên tiếp của DGW trái ngược hoàn toàn với sự khởi sắc của VN-Index khi có chuỗi tăng điểm 9 phiên liên tiếp.

Phiên 30/3 vừa qua, DGW mới xác lập kỷ lục về thanh khoản khi khớp lệnh hơn 5 triệu cổ phiếu, song những nỗ lực “bắt đáy” dường như chưa phát huy hiệu quả. Cổ phiếu tiếp tục giao dịch ảm đạm, vốn hoá thị trường còn lại chưa đầy 4.800 tỷ đồng.

Một đại gia khác nhóm bán lẻ cũng chung trạng thái là

Thế giới di động (MWG)

. Từng có một thời huy hoàng khi luôn nằm trong sách cổ phiếu “hot” kín room ngoại, cái tên này đang quanh quẩn vùng đáy dài hạn 31 tháng, hiện dừng ở mức giá 38.550 đồng/cp. Kể từ đầu năm, cổ phiếu này đã mất hơn 10% giá trị.

Nếu tính từ đỉnh gần nhất hồi tháng 9 năm ngoái, MWG còn “bốc hơi” tới một nửa thị giá. Vốn hoá thị trường tương ứng giảm 52.000 tỷ đồng, đạt gần 56.400 tỷ.

Tương tự, cổ phiếu

PSD của Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí

, đơn vị thành viên của Petrosetco (mã: PET) không tránh khỏi diễn biến kém sắc. So với đỉnh 33.000 đồng/cp tháng 4 năm ngoái, thị giá PSD “lao dốc “một mạch xuống còn 13.500 đồng/cp, tương ứng mất 58% giá trị. Nếu tính từ đầu năm, PSD đã giảm tới 17%, trái ngược hoàn toàn so với mức tăng 6% của chỉ số chính.

Đỡ “tệ” hơn đôi chút,

FRT của FPT Retail

diễn biến khá giằng co kể từ cuối năm ngoái đến nay, tuy vậy cổ phiếu này lại đang hình thành mô hình đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Hiện, thị giá dừng ở mốc 61.000 đồng/cp, giảm 12% sau quý đầu năm. Nếu so với đỉnh 113.000 đồng/cp gần 1 năm trước, FRT còn mất tới 45% theo đó vốn hoá còn lại vỏn vẹn 7.200 tỷ đồng.


Nhu cầu tiêu dùng suy giảm, nhóm bán lẻ gặp nhiều thách thức

Bán lẻ vốn được đánh giá là nhóm ngành triển vọng trong năm 2023 khi mà tiêu dùng được kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau Covid-19 kéo dài từ năm 2020-2021.

Trên thực tế, sức ép không nhỏ tác động lên giá cổ phiếu bán lẻ thời gian qua phần nào đến từ sự đi xuống của kết quả kinh doanh. Kinh tế toàn cầu khó khăn và mặt bằng lãi suất ở mức cao khiến nhu cầu tiêu dùng chậm lại, đặc biệt là các mặt hàng không thiết yếu như thiết bị điện tử, điện thoại,…

Báo cáo triển vọng lợi nhuận quý 1/2023 của Agriseco Research chỉ ra rằng môi trường lạm phát và lãi suất ở mức cao và kéo dài nhiều quý đã ảnh hưởng tới sức tiêu thụ của người dân. Ngoài ra, thu nhập khả dụng người dân bị suy giảm vì các chính sách cắt giờ lao động hoặc cắt giảm nhân sự của các doanh nghiệp nhằm tối ưu các chi phí vận hành.

Nhóm phân tích cho biết môi trường lãi suất cao khiến khả năng vay nợ của các doanh nghiệp này giảm xuống do bán lẻ thường vay vốn lưu động để duy trì hoạt động kinh doanh cửa hàng. Cũng chính điều này khiến các doanh nghiệp bán lẻ thời gian qua đã phải điều chỉnh lại các cửa hàng để đưa ra mô hình tối ưu nhất về lợi nhuận.

Chung quan điểm, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng: ”

Nền kinh tế ảm đạm dự kiến sẽ dần cải thiện từ nửa sau năm 2023 và phục hồi mạnh mẽ hơn vào năm 2024 khi các đơn đặt hàng bắt đầu có trở lại và thu nhập của người lao động được cải thiện

“.

Trong kịch bản cơ sở, nhóm phân tích SSI Research dự báo lạm phát sẽ đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 và sau đó sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm. SSI ước tính chi tiêu cho điện thoại & điện máy sẽ giảm 10% so với cùng kỳ và nhu cầu tiêu thụ vàng sẽ không thay đổi vào năm 2023, do đó mức chi tiêu thấp cho đến nửa đầu năm 2023, sau đó dần phục hồi từ nửa cuối năm 2023.


Kịch bản kinh doanh đầy thận trọng

Đứng trước bức tranh đầy thách thức thời gian tới, các doanh nghiệp bán lẻ đặt ra những kịch bản kinh doanh không quá lạc quan trong năm 2023.

Đơn cử, doanh nghiệp bán lẻ top đầu là

FPT Retail (FRT)

lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023 giảm hơn một nửa so với thực hiện 2022 xuống 240 tỷ đồng. Dù vậy, công ty vẫn đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 2 con số 13% đạt mức 34.000 tỷ đồng.

Hay trong tài liệu đại hội của

Digiworld,

doanh nghiệp này bất ngờ “quay xe” hạ kế hoạch kinh doanh 2023, với mục tiêu doanh thu đạt 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ đồng, lần lượt sụt giảm 9% và 42% so với thực hiện 2022.

Ở một khía cạnh khác, “đại gia” ngành bán lẻ là

Thế giới Di động (MWG)

đặt mục tiêu kinh doanh chỉ tăng trưởng 1 chữ số, trong đó doanh thu chỉ tăng 1% lên 135.000 tỷ đồng và lãi hợp nhất sau thuế tăng nhẹ 2% lên 4.200 tỷ đồng. MWG cho biết, những chỉ tiêu trên được đưa ra dựa vào tình hình thực tế giai đoạn hiện tại và giả định sức mua sẽ hồi phục tích cực kể từ quý 3/2023. Thậm chí, ban lãnh đạo cho rằng có thể đưa ra điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình thị trường thực tế trong nửa cuối năm.

Dương Ngọc

Nhịp Sống Thị Trường

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.