Thị trường ngược dòng ngoạn mục, nhiều cổ phiếu “đình đám” vẫn bị bỏ lại phía sau

VND, SMC và cùng một loạt cái tên “hot” nhóm bất động sản như DIG, CEO, L14, DXG, VGC, KBC,… vẫn giảm sàn “trắng bên mua” dù rất nhiều cổ phiếu đã đảo chiều tăng mạnh. Thị trường chứng khoán vừa trải qua một phiên giao dịch đầy biến động…

Fatz Admin lúc 2022-10-25
Thị trường ngược dòng ngoạn mục, nhiều cổ phiếu “đình đám” vẫn bị bỏ lại phía sau

VND, SMC và cùng một loạt cái tên “hot” nhóm bất động sản như DIG, CEO, L14, DXG, VGC, KBC,… vẫn giảm sàn “trắng bên mua” dù rất nhiều cổ phiếu đã đảo chiều tăng mạnh.

Thị trường chứng khoán vừa trải qua một phiên giao dịch đầy biến động khi VN-Index liên tục rung lắc mạnh quanh mốc 1.000 điểm. Khởi đầu không mấy suôn sẻ khi sắc đỏ bao trùm, VN-Index nhanh chóng mất hơn 24 điểm cùng một loạt cổ phiếu trắng sàn. Tuy nhiên, lực cầu bất ngờ gia tăng mạnh cuối phiên sáng đã đảo chiều xu hướng.

Mặc dù không thể đóng cửa cao nhất phiên nhưng mức tăng 11,55 điểm (+1,17%) cũng có thể coi như một cú lội ngược dòng ngoạn mục của thị trường. Kéo theo đó, rất nhiều cổ phiếu đã đảo chiều từ vùng giá đỏ, sàn lên tăng mạnh, thậm chí tím lịm. Dù vậy, vẫn còn không ít cổ phiếu bị bỏ lại phía sau.

Nhóm bất động sản là điển hình khi nhiều cổ phiếu vẫn chịu áp lực bán mạnh và gần như không có cầu bắt đáy. Những cái tên “hot” như DIG, CEO, L14, DXG, VGC, KBC,… đều đồng loạt sàn “trắng bên mua” với lượng dư bán vẫn còn khá lớn. Thực tế, các cổ phiếu này đều đã có thời điểm thoát sàn, thậm chí tăng xanh nhưng áp lực bán chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đã khiến niềm vui không kéo dài được lâu.

QUẢNG CÁO
Thị trường ngược dòng ngoạn mục, nhiều cổ phiếu “đình đám” vẫn bị bỏ lại phía sau - Ảnh 1.

Loạt cổ phiếu bất động sản giảm sàn

Điều này khá bất ngờ khi hầu hết các cổ phiếu trên đều đã chiết khấu rất sâu so với đỉnh, trong đó bộ 3 “đình đám” DIG, CEO, L14 đều đã “bốc hơi” 80-90% thị giá. Hay như DXG, KBC cũng đã mất khoảng 60-70% từ đỉnh và đang giao dịch quanh vùng đáy 2 năm. Thị giá HDC cũng giảm hơn 70% sau một năm và khiến nhiều lãnh đạo bị bán giải chấp.

Cái tên tích cực nhất nhóm là VGC cũng đã mất hơn 40% từ đỉnh. Trước đó, cổ phiếu này đã có giai đoạn đi ngược thị trường khi tăng hơn gấp đôi sau khoảng 3 tháng kể từ khi xuống đáy vào giữa tháng 5. Mặc dù liên tục giảm mạnh gần đây tuy nhiên thị giá VGC hiện vẫn còn cao hơn khoảng 33% so với đáy.

Thị trường ngược dòng ngoạn mục, nhiều cổ phiếu “đình đám” vẫn bị bỏ lại phía sau - Ảnh 2.

Cái tên gây chú ý nhất phiên hôm nay phải kể đến VND của VNDirect . Cổ phiếu này giảm sàn phiên thức 3 liên tiếp với khớp lệnh kỷ lục 65,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 750 tỷ đồng, chiếm đến 7% thanh khoản toàn sàn HoSE. Đáng chú ý, cổ phiếu này có thời điểm đã đảo chiều tăng xanh trước khi bị áp lực bán mạnh đẩy lùi về mức giá sàn.

Sau liên tiếp những phiên giảm mạnh, thị giá VND hiện đã rơi xuống mức 11.450 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng 17 tháng kể từ ngày 28/5/2021. Vốn hóa thị trường cũng theo đó bị thổi bay 28.400 tỷ đồng (~1,2 tỷ USD), tương ứng giảm 67% so với đỉnh và chỉ còn chưa đến 14.000 tỷ đồng.

Thị trường ngược dòng ngoạn mục, nhiều cổ phiếu “đình đám” vẫn bị bỏ lại phía sau - Ảnh 3.

Đà giảm diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh của VNDirect cũng gặp nhiều khó khăn khi thị trường chung biến động không thuận lợi. Quý 3 vừa qua, CTCK này ghi nhận tổng doanh thu hoạt động đạt 1.429 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 116 tỷ đồng, lần lượt giảm 9% và 83% so với cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất VNDirect ghi nhận kể từ quý 2/2020.

Một cái tên khác cũng bị bỏ lại phía sau là SMC của Thép SMC khi giảm sàn “trắng bên mua” trong khi những cái tên “đình đám” nhóm thép như HPG, HSG và NKG đều tăng rất mạnh, thậm chí tím lịm. Phiên giảm hôm nay tiếp tục đẩy SMC xuống mức 11.350 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng gần 23 tháng kể từ đầu tháng 12/2020.

Thị trường ngược dòng ngoạn mục, nhiều cổ phiếu “đình đám” vẫn bị bỏ lại phía sau - Ảnh 4.

Tương tự như VND, cổ phiếu SMC cũng lao dốc trong bối cảnh kinh doanh không mấy khởi sắc. Trong quý 3, doanh thu thuần của doanh nghiệp thép này đạt 5.672 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn giá vốn dẫn đến lỗ gộp 67 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, SMC lỗ ròng 219 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi 129 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng, SMC đạt doanh thu thuần 18.949 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ nhưng lỗ sau thuế 94 tỷ đồng. Theo giải trình, sản lượng thép bán ra trong 9 tháng đầu năm vẫn tăng 20% thúc đẩy doanh thu tăng trưởng 25% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá cả thị trường sụt giảm nhanh và liên tục so với giá hàng hoá công ty nhập khẩu từ quý 4/2021 và đầu năm 2022, đã làm cho giá bán một số mặt hàng thép thấp hơn giá vốn nên lợi nhuận sụt giảm mạnh.

Hà Linh

Nhịp sống thị trường

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x