Thành viên tiếp theo trong hệ thống là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2022. Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của SHB đạt hơn 551 nghìn tỷ đồng, vốn tự có theo chuẩn Basel II đạt 62.577 tỷ…
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của SHB đạt hơn 551 nghìn tỷ đồng, vốn tự có theo chuẩn Basel II đạt 62.577 tỷ đồng, tổng huy động đạt hơn 407 nghìn tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 385 nghìn tỷ đồng. Tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của SHB trong năm 2022 đạt hơn 19.350 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 9.658 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ.
Tại đại hội cổ đông 2022, SHB đã đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 87% và gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận chục nghìn tỷ, tuy nhiên kế hoạch này chưa hoàn thành do nhiều khó khăn chung trong hệ thống.
Các chỉ số an toàn vốn, quản lý rủi ro của SHB năm qua đều đạt ở mức tốt hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và thông lệ chuẩn mực quốc tế.
Trong năm 2022, SHB cũng đã hoàn thành việc chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%. Tại thời điểm 31/12/2022, vốn điều lệ của SHB đạt 30.674 tỷ đồng, duy trì vị trí trong Top 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất toàn hệ thống.
Là ngân hàng hoàn thành trước hạn cả 3 trụ cột Basel II, năm 2022, SHB đã hoàn tất việc chuẩn bị các nền tảng để chuyển đổi lên phương pháp tính vốn nâng cao (FIRB) và áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, tiến tới đáp ứng ngày càng cao các chuẩn mực quốc tế. Đây là cơ sở để ngân hàng tiếp tục phát triển chiến lược kinh doanh bền vững, toàn diện, là hành lang cho việc quản trị rủi ro và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
Năm qua, SHB đã được Moody’s xếp hạng tín nhiệm ở mức B1, triển vọng tích cực. Với uy tín và năng lực tài chính, SHB tiếp tục là đối tác của nhiều định chế tài chính quốc tế như: IFC, ADB, WB… với giá trị hợp tác lên đến hàng trăm triệu USD.
SHB cũng đang hoàn tất những bước cuối cùng trong lộ trình chuyển nhượng SHB Finance cho Ngân hàng Krungsri của Thái Lan (thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG – Nhật Bản). Thỏa thuận chuyển nhượng dự kiến sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể để SHB đầu tư củng cố nền tảng, thúc đẩy phát triển các phân khúc khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và nâng cao năng lực phòng ngừa rủi ro.
Nhịp sống thị trường