Quy định mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

A.I (KTSG Online) – Chính phủ vừa ban hành Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nhóm 5 của tổ chức tín dụng. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 86/2024/NĐ-CP quy…

Fatz Admin lúc 2024-07-13
A.I

(KTSG Online) – Chính phủ vừa ban hành Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nhóm 5 của tổ chức tín dụng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 86/2024/NĐ-CP quy định về mức trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng. Ảnh minh họa: Lê Vũ

TTXVN đưa tin, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 86/2024/NĐ-CP quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái.

Nghị định quy định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

QUẢNG CÁO

Tỷ lệ được quy định đôi với nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) là 0%; nhóm 2 (nợ cần chú ý) là 5%; nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) là 20%; nhóm 4 (nợ nghi ngờ) là 50% và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là 100%.

Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tài chính vi mô như sau: nhóm 1 là 0%; nhóm 2 là  2%; nhóm 3 là 25%; nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%.

Nghị định cũng quy định đối với tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4.

Đối với tổ chức tài chính vi mô, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,5% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4.

Nguyên Tân

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.