Ông Phạm Nhật Vượng “làm vì đam mê”: Không nhận thù lao, không cổ tức tiền mặt, không hưởng ESOP, không bán cổ phiếu

Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng sẽ gắn liền với giá trị của Vingroup cũng như các thành viên thuộc tập đoàn như Vinhomes, VinFast,… VIC: Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2024 của Vingroup (mã VIC), ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT tiếp…

Fatz Admin lúc 2025-03-31
Ông Phạm Nhật Vượng “làm vì đam mê”: Không nhận thù lao, không cổ tức tiền mặt, không hưởng ESOP, không bán cổ phiếu

Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng sẽ gắn liền với giá trị của Vingroup cũng như các thành viên thuộc tập đoàn như Vinhomes, VinFast,…

VIC:

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2024 của Vingroup (mã VIC), ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT tiếp tục nhận thù lao 0 đồng trong năm ngoái. Từ nhiều năm nay, tỷ phú giàu nhất Việt Nam đã không nhận thù lao từ doanh nghiệp do ông sáng lập, lãnh đạo cấp cao và cũng đồng thời là cổ đông lớn.

Ông Phạm Nhật Vượng “làm vì đam mê”: Không nhận thù lao, không cổ tức tiền mặt, không hưởng ESOP, không bán cổ phiếu- Ảnh 1.

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2024 của Vingroup

Việc lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán không nhận thù lao lâu nay không phải chuyện hiếm. Điển hình như 3 thành viên Hội đồng sáng lập của FPT là ông Trương Gia Bình, ông Bùi Quang Ngọc và ông Đỗ Cao Bảo đã nhiều năm không nhận thù lao. Hay như trường hợp của ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động (mã MWG) cũng không nhận lương từ doanh nghiệp bán lẻ này.

QUẢNG CÁO

Tuy nhiên, những vị lãnh đạo kể trên vẫn được hưởng những phúc lợi từ doanh nghiệp như chính sách ESOP, cổ tức tiền mặt,… Trong một số trường hợp cần tiền mặt để giải quyết vấn đề tài chính cá nhân, một số lãnh đạo doanh nghiệp đôi khi phải bán bớt cổ phần. Nhưng với ông Phạm Nhật Vượng, tất cả những điều này đều là con số 0 trong nhiều năm qua.

Từ lần gần nhất vào năm 2014, Vingroup đã không chia cổ tức tiền mặt, thay vào đó là những đợt cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ cao. Doanh nghiệp này cũng có một vài đợt chào bán cổ phiếu ưu đãi cho lãnh đạo, cán bộ, người lao động (ESOP) gần đây nhưng ông Phạm Nhật Vượng cũng không trong danh sách nhận cổ phiếu.

Hơn nữa, ông Phạm Nhật Vượng cũng không bán cổ phiếu VIC ra thị trường. Lần gần nhất Chủ tịch Vingroup chuyển nhượng cổ phiếu VIC là vào tháng 3/2023 với mục đích góp vốn vào CTCP Di chuyển xanh và Thông minh (GSM ) – doanh nghiệp cho thuê và kinh doanh xe taxi điện do chính ông thành lập.

Trước đó vào tháng 11/2022, Chủ tịch Vingroup cũng góp vốn bằng gần 243,5 triệu cổ phiếu VIC vào CTCP Quản lý và đầu tư Bất động sản VMI – doanh nghiệp có vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng. Ông Phạm Nhật Vượng nắm 90% cổ phần tại VMI và cam kết sẽ duy trì đầu tư và nắm quyền kiểm soát lâu dài trong pháp nhân này.

Nhìn chung, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng sẽ gắn liền với giá trị của Vingroup cũng như các thành viên thuộc tập đoàn như Vinhomes, VinFast,… Ước tính theo thị giá VIC hiện tại, giá trị tài sản của Chủ tịch Vingroup (bao gồm cả sở hữu trực tiếp và gián tiếp) trên sàn chứng khoán Việt Nam lên đến hơn 120.000 tỷ đồng (4,7 tỷ USD). Con số này đưa tỷ phú Phạm Nhật Vượng vững vàng ở vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Ông Phạm Nhật Vượng “làm vì đam mê”: Không nhận thù lao, không cổ tức tiền mặt, không hưởng ESOP, không bán cổ phiếu- Ảnh 2.

Còn theo cập nhật mới nhất của Forbes, tại ngày 31/3, ông Phạm Nhật Vượng có khối tài sản lên đến 7,5 tỷ USD, đứng ở vị trí thứ 411 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Tài sản của vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam đã tăng chóng mặt chỉ trong một thời gian ngắn. Ngoài sàn chứng khoán Việt Nam, một phần không nhỏ tài sản của ông Phạm Nhật Vượng nằm tại VinFast – doanh nghiệp đang niêm yết trên Nasdaq.

Hà Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.