Nội, ngoại “xuống tiền”, thanh khoản phục hồi, cổ phiếu tăng giá gấp 4 lần giảm

Đà tăng mạnh của chứng khoán thế giới đêm qua là chất xúc tác đúng lúc, giúp tâm lý nhà đầu tư trong nước sáng nay mạnh mẽ. Lực cầu giá cao kéo cổ phiếu tăng cả loạt ngay khi mở cửa. VN-Index có thêm hơn 16 điểm, với độ…

F.admin lúc 2022-10-18

Đà tăng mạnh của chứng khoán thế giới đêm qua là chất xúc tác đúng lúc, giúp tâm lý nhà đầu tư trong nước sáng nay mạnh mẽ. Lực cầu giá cao kéo cổ phiếu tăng cả loạt ngay khi mở cửa. VN-Index có thêm hơn 16 điểm, với độ rộng áp đảo từ phía tăng giá…

Bảng điện xanh mướt sáng nay, với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất tăng dẫn dắt ấn tượng.

Đà tăng mạnh của chứng khoán thế giới đêm qua là chất xúc tác đúng lúc, giúp tâm lý nhà đầu tư trong nước sáng nay mạnh mẽ. Lực cầu giá cao kéo cổ phiếu tăng cả loạt ngay khi mở cửa. VN-Index có thêm hơn 16 điểm, với độ rộng áp đảo từ phía tăng giá.

QUẢNG CÁO

Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết sáng nay đạt gần 5.165 tỷ đồng, tăng 25% so với sáng hôm qua. Đây là mức khớp lệnh cao nhất trong 4 phiên, trong đó khối ngoại mua vào chiếm gần 11% sàn HoSE.

Diễn biến tích cực nhất là độ rộng của VN-Index cực tốt ngay từ sớm. Nền giá cao ở cổ phiếu được xác lập ngay sau khi mở cửa, với số lượng cổ phiếu tăng giá luôn gấp ít nhất 4 lần số giảm và duy trì suốt cả phiên. Chốt phiên sáng HoSE ghi nhận 340 mã tăng/94 mã giảm, với 12 mã kịch trần, 194 mã khác tăng trên 1%.

VN-Index đạt đỉnh cao nhất lúc gần 10h30, tăng 1,92% so với tham chiếu. Kết phiên chỉ số tăng 1,56%, tức là vẫn đang duy trì độ cao khá ổn định. Hoạt động chốt lời xuất hiện là một nguyên nhân kiềm chế đà tăng ở cổ phiếu cũng như chỉ số, nhưng lực cầu khỏe cân bằng thành công.

Cả hai sàn niêm yết có 11 cổ phiếu đạt thanh khoản khớp lệnh trên 100 tỷ đồng thì chỉ có 2 mã duy nhất giảm là HPG giảm 0,78% và DGC giảm 0,84%. Ở nhóm thanh khoản cao nhất này, cổ phiếu chứng khoán và bất động sản chiếm ưu thế tuyệt đối, với DIG, NVL, DXG, IDI, SSI, VND, VCI.

VN30-Index kết phiên sáng tăng 1,45%, với 20/30 mã tăng từ 1% trở lên. Dẫn đầu là MSN tăng 5,06%, VIC tăng 4,46%, VNM tăng 3,91%, KDH tăng 3,32%, CTG tăng 2,66%, GVR tăng 2,11%, SAB tăng 2,11%, VCB tăng 2%. Có thể thấy các mã vốn hóa lớn có mức tăng rất tốt, là nguyên nhân giúp VN-Index tăng mạnh hơn VN30-Index. Trong top 10 mã kéo điểm số, chỉ có BCM tăng 2,14% và PGV tăng 5,99% là không thuộc rổ VN30.

Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay cũng tranh mua với nhà đầu tư trong nước, tổng giá trị giải ngân tại HoSE đạt 569 tỷ đồng, chiếm 11% giá trị sàn. Mức bán ra đạt 383,7 tỷ đồng, tương ứng mua ròng 185,3 tỷ. Tỷ trọng mua của khối này vượt 10% là một tín hiệu tốt vì trong tháng 9 còn chưa tới 7%. Mặt khác khối này cũng đang duy trì mức mua ròng kéo dài sang phiên thứ 8 liên tiếp.

Rổ VN30 sáng nay được mua ròng 122,4 tỷ đồng, tập trung mạnh vào VNM +86,9 tỷ, MSN +29,5 tỷ, VND +27,2 tỷ, SSI +24,2 tỷ, CTG +17,5 tỷ. Phía bán ròng có HPG -49 tỷ, VHM -25,8 tỷ là đáng kể nhất. HPG bị bán khá lớn từ khối ngoại, nhưng lượng xả cũng chỉ chiếm xấp xỉ 30% tổng thanh khoản, còn lại là nhà đầu tư trong nước bán.

VN-Index tăng mạnh ngay sau khi mở cửa và duy trì độ cao suốt phiên sáng.

Trong thời điểm thị trường ào ạt tăng, nhóm đi ngược dòng lại đáng chú ý. Điểm tích cực là phần lớn các mã giảm sáng nay có thanh khoản nhỏ. Tuy vậy, cũng có một số cổ phiếu rớt sâu với giao dịch lớn, thể hiện áp lực bán mạnh, như FRT giảm 2,01% giao dịch 62 tỷ đồng; DGC giảm 0,84% giao dịch 137,5 tỷ; BAF giảm 0,75% giao dịch 35,3 tỷ; PVD giảm 0,47% giao dịch 84,7 tỷ. Có thể thấy mức giảm cũng không phải là mạnh, chỉ mang tính dao động ngắn hạn do lực chốt lời sau những phiên tăng tích cực trước đó.

Với nhóm kịch trần, cổ phiếu bất động sản nổi bật với DXG giao dịch 119,4 tỷ, LDG giao dịch 16,2 tỷ, DIG khớp 192,5 tỷ, SCR khớp 25,1 tỷ, CII khớp 62,6 tỷ.

Thị trường giao dịch tích cực trong sáng nay với thanh khoản dâng cao trở lại cho thấy nhà đầu tư bắt đầu tìm thấy sự tự tin. Thị trường trải qua 3 phiên tăng mạnh cuối tuần trước và chỉ thoái lui nhẹ phiên đầu tuần với thanh khoản giảm mạnh thể hiện áp lực bán ngắn hạn yếu. Đó là tín hiệu kích thích dòng tiền quay lại sáng nay. Mặt khác, chứng khoán toàn cầu cũng đang tạm quên đi câu chuyện lạm phát, lãi suất mà chú ý hơn tới kết quả kinh doanh quý 3. Trong bối cảnh quá trống vắng thông tin hỗ trợ, đây lại là yếu tố ủng hộ tâm lý sau một thời gian dài sợ hãi và lãng quên.

Kim Phong

Share
Bài viết bởi

F.admin

Bình luận đã bị đóng.