Một cổ phiếu giảm kịch sàn 7 phiên liên tiếp, công ty giải trình “do tâm lý cổ đông”

Theo báo cáo quản trị bán niên 2023, hầu hết lãnh đạo của doanh nghiệp này đều không nắm giữ cổ phiếu TKG nào, nếu có số lượng sở hữu là không đáng kể TKG: Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại…

Fatz Admin lúc 2023-10-02
Một cổ phiếu giảm kịch sàn 7 phiên liên tiếp, công ty giải trình "do tâm lý cổ đông"

Theo báo cáo quản trị bán niên 2023, hầu hết lãnh đạo của doanh nghiệp này đều không nắm giữ cổ phiếu TKG nào, nếu có số lượng sở hữu là không đáng kể

TKG:

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vừa xác lập chuỗi giảm sàn 7 phiên liên tiếp từ ngày 21/9 đến ngày 29/9 đẩy thị giá xuống còn 6.000 đồng/cp (chốt phiên 29/9). Doanh nghiệp này đã công bố văn bản giải trình về việc giá cổ phiếu giảm sàn 5 phiên giao dịch liên tiếp từ ngày 21/9 đến 27/9. 

Trong công văn giải trình, Tùng Khánh cho biết thị trường chứng khoán có nhiều biến động trong giai đoạn vừa qua với nhiều phiên giảm điểm đã ảnh hưởng đến tâm lý cổ đông công ty . Đồng thời, hoạt động kinh doanh của công ty hiện cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, lợi nhuận sau thuế công ty giảm mạnh so với cùng kỳ cũng là lý do khiến giá cổ phiếu TKG giảm sâu.

Đóng cửa phiên 2/10, cổ phiếu TKG bất ngờ tăng kịch trần “trắng bên bán” lên mức giá 6.600 đồng/cp, qua đó dứt chuỗi giảm sàn. Tuy nhiên, nếu so với thời điểm cách đây 1 tháng, cổ phiếu này vẫn đang giảm tới 54% thị giá.

QUẢNG CÁO
Một cổ phiếu giảm kịch sàn 7 phiên liên tiếp, công ty giải trình "do tâm lý cổ đông" - Ảnh 1.

Cổ phiếu TKG bất ngờ kịch trần sau chuỗi giàm sàn liên tiếp

Theo tìm hiểu, Tùng Khánh chính thức được thành lập vào năm 2000 với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, do ông Phạm Văn Hiếu (vốn góp 60%) và bà Bùi Thị Yến (vốn góp 40%) sáng lập.

Được biết, hoạt động kinh doanh chính của Tùng Khánh là sản xuất đồ dùng bằng kim loại cho nhà bếp, nhà vệ sinh và nhà ăn; lan can thang Inox, cửa nhôm cuốn; ống và các sản phẩm bằng inox và phân phối thông qua hệ thống bán buôn kết hợp bán lẻ.

Về kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2023, doanh thu thuần TKG đạt 52 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt vỏn vẹn 185 triệu đồng, giảm 88% so với cùng kỳ.

Một cổ phiếu giảm kịch sàn 7 phiên liên tiếp, công ty giải trình "do tâm lý cổ đông" - Ảnh 2.

Báo cáo soát xét bán niên 2023 TKG

Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản công ty ở mức 96 tỷ đồng, tổng nợ ở mức 31 tỷ đồng. Thời điểm đầu năm, khoản chứng khoán kinh doanh của TKG có giá gốc gần 10 tỷ đồng, danh mục gồm cổ phiếu DHM của CTCP Thương mại và Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu, DDG của CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương và cổ phiếu PPT của CTCP Petro Times. Song đến cuối quý 2/2023, TKG chỉ còn nắm giữ cổ phiếu DHM với giá gốc gần 4,3 tỷ đồng.

Lãnh đạo không nắm giữ, cổ đông lớn bán gần hết cổ phiếu

TKG đã chuyển từ giao dịch trên sàn UPCoM sang niêm yết sang HNX từ cuối tháng 8/2022. Lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn chỉ hơn 6,3 triệu cổ phiếu, song 3 tháng qua xuất hiện nhiều phiên có khối lượng khớp lệnh chiếm 5 – 15% vốn của công ty, thậm chí phiên 29/9 lượng cổ phiếu giao dịch lên tới hơn 1,6 triệu đơn vị, tương ứng 25% vốn. Điều này xuất phát từ việc tỷ lệ sở hữu của ban lãnh đạo rất thấp và nhiều cổ đông lớn đã thoái gần hết vốn.

Theo báo cáo quản trị bán niên 2023, hầu hết lãnh đạo của doanh nghiệp này đều không nắm giữ cổ phiếu TKG nào, nếu có số lượng sở hữu là không đáng kể. Điển hình, bà Bùi Thị Yến, Chủ tịch Tùng Khánh không nắm giữ cổ phần dù gắn bó với công ty từ ngày đầu thành lập. Những người có liên quan đến bà Yến cũng chỉ sở hữu vài trăm cổ phần. Hay ông Nguyễn Hữu Phú mới được bổ nhiệm Giám đốc công ty thay cho ông Phạm Tùng Linh kể từ ngày 18/9, cả hai cá nhân này đều không nắm giữ cổ phần công ty.

Mặt khác, trong thời gian khi giá cổ phiếu tăng cao lên đỉnh lịch sử giữa tháng 7/2023, cổ đông lớn của công ty liên tục thoái bớt vốn. Cụ thể, ngày 18/7, ông Nguyễn Hữu Toản đã bán 399 nghìn cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ 6,68% (399 nghìn cổ phiếu) xuống còn sát 0% (100 cổ phiếu). Sau đó tới ngày 31/7, ông Nguyễn Văn Nam báo cáo bán ra gần 340 nghìn cổ phiếu TKG, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,39% (340 nghìn cổ phiếu) xuống còn 0,01% (500 cổ phiếu).

Ở một diễn biến trái chiều, CTCP giao dịch hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh mới đây báo cáo đã trở thành cổ đông lớn tại TKG sau khi mua vào 146 nghìn cổ phiếu ngày 26/9, nâng tỷ lệ sở hữu lên 6,02% (380 nghìn đơn vị).

Ngọc Ly

Nhịp sống thị trường

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.