Xuyên suốt 7 phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2024, khối ngoại đều ghi nhận bán ròng trên TTCK Việt Nam. Lực kéo từ nhóm cổ phiếu ngân hàng giúp thị trường chứng khoán duy trì trạng thái tích cực. Đóng cửa phiên 10/1, chỉ số chung tăng…
Lực kéo từ nhóm cổ phiếu ngân hàng giúp thị trường chứng khoán duy trì trạng thái tích cực. Đóng cửa phiên 10/1, chỉ số chung tăng 2,14 điểm (tương đương 0,18%) lên mốc 1.160 điểm. Tuy nhiên, xu hướng chính của thị trường vẫn là “xanh vỏ đỏ lòng” khi số mã giảm điểm lên đến 422 mã, áp đảo hoàn toàn so với 257 cổ phiếu tăng điểm.
Dòng tiền tiếp tục cải thiện khi thanh khoản khớp lệnh trên HOSE vượt 19.000 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ tiếp tục bán ròng 318 tỷ đồng trên toàn thị trường, tiếp nối chuỗi 7 phiên bán ròng liên tiếp kể từ đầu năm 2024.
Trên HOSE, khối ngoại bánròng với giá trị xấp xỉ 217tỷ đồng
Tại chiều mua, tâm điểm mua ròng VCB với giá trị 71 tỷ đồng. Theo sau, CTG, STB lần lượt được mua ròng với giá trị lần lượt 64 tỷ đồng, 44 tỷ đồng. Bên cạnh đó, MWG và BID cũng xếp tiếp theo danh sách mua ròng trên HoSE với 43 và 20 tỷ đồng.
Ngược lại, FUEVFVND chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 112 tỷ đồng, DGC, VNM là hai cổ phiếu tiếp theo bị bán 56 và 51 tỷ đồng tỷ đồng mỗi mã.
Trên HNX, khối ngoại bán ròng 64 tỷ đồng
Tại chiều mua, IDC được mua ròng mạnh nhất với giá trị 18 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TNG xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HNX với 0,8 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng TIG với giá trị không quá lớn.
Ngược lại, PVS là mã chịu áp lực bán ròng của khối ngoại với giá trị 55 tỷ đồng; theo sau SHS bị bán khoảng 25 tỷ đồng.
Trên UPCOM, khối ngoại bán rònghơn 37tỷ đồng
Chiều mua, cổ phiếu VEA được khối ngoại mua 6 tỷ đồng, tương tự, GDA, PAT cũng đồng loạt mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài tỷ đồng.
NCG hôm nay bị khối ngoại bán ròng mạnh khoảng 21 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại VTP, BSR, QNS,…
Đời sống Pháp luật