Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư tiếp tục thận trọng sau kỳ nghỉ lễ. Không còn kỳ vọng giao dịch bùng nổ từ việc vận hành hệ thống mới, thực tế KRX thêm lần lỡ hẹn gây thất vọng với thị trường. Trong khi đó, nhóm ngành điện, bất…
Trở lại giao dịch sau 5 ngày nghỉ lễ,
VN-Index
có phiên không mấy thuận lợi. Chỉ số chính liên tục giằng co, nhiều thời điểm lùi về dưới tham chiếu. Phiên sáng khởi đầu không mới tích cực,
thanh khoản
yếu, khối ngoại bán ròng mạnh, VN-Index lui về sắc đỏ.
Qua giờ nghỉ trưa, từ khoảng 13h30,
thị trường
mới dần khởi sắc. Đà hồi phục xuất phát từ nhóm cổ phiếu khu công nghiệp. Loạt cổ phiếu ghi nhận mức tăng tốt như IDC, BCM, PHR, SZC, ITA.
Trong bối cảnh thị trường
giao dịch thận trọng
, vắng thông tin hỗ trợ,
cổ phiếu
ngành điện bất ngờ bứt phá. Động lực cho đà tăng đến từ việc Bộ Công Thương vừa hoàn thành nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA). POW giữ mức tăng cao nhất rổ VN30 (5,7%), HND tăng 5,5%, REE, GEG, BCG… đều tăng trên 3%.
POW, REE lọt nhóm dẫn dắt thị trường, nhưng tác động đến VN-Index không lớn, do vốn hoá,
thanh khoản hạn chế
. Đóng góp chủ lực vào đà tăng của chỉ số chính vẫn là FPT.
Các đại diện VN30 khác như VCB, SAB, BCM, VHM, MSN… góp thêm lực đẩy cho VN-Index. Chỉ số chính đóng cửa tăng 6,84 điểm lên 1.216,36 điểm.
VN-Index kết phiên tăng điểm, nhưng trên HoSE vẫn còn gần 200 mã giảm giá. Nhóm
chứng khoán
ngập trong sắc đỏ. Các mã có sức ảnh hưởng như SSI, VIX, SHS, VND, VCI, HCM… đồng loạt giảm giá. Tuy nhiên, mức giảm không quá lớn, chủ yếu 1-2%.
Việc
hệ thống
KRX
chưa đi vào vận hành như kỳ vọng một lần nữa gây thất vọng cho thị trường. Ủy ban Chứng khoán cho rằng, chưa có đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE, về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức ngày 2/5. Theo đó, HoSE cũng đã có công văn đề nghị các công ty chứng khoán dừng chuyển đổi sang hệ thống KRX.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 6,84 điểm (0,57%) lên 1.216,36 điểm. HNX-Index tăng 0,67 điểm (0,3%) lên 227,49 điểm. UPCoM-Index tăng 0,94 điểm (1,06%) lên 89,7 điểm.
Khối ngoại bán ròng mạnh 950 tỷ đồng, tập trung vào BWE, với giá trị đột biến 514 tỷ đồng. FUESSVFL, SSI… đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.
Tiền phong