Xét về độ rộng, thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán với 884 mã giảm điểm, gấp 5 lần mã tăng điểm; trong đó số mã giảm sàn lên tới gần 230 mã. Thị trường chứng khoán phiên cuối tuần chứng kiến lực bán bao trùm đan xen tâm…
Thị trường chứng khoán phiên cuối tuần chứng kiến lực bán bao trùm đan xen tâm lý không mấy tích cực của nhà đầu tư. Trái với kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ, VN-Index lại lùi bước về mốc thấp hơn, đánh rơi hầu hết các nỗ lực tăng điểm trước đó. Dòng tiền bắt đáy chưa thể hấp thụ hết các lực bán ra song vẫn ghi nhận điểm sáng trong phiên hôm nay khi được cải thiện đáng kể. Tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn trước kết quả kinh doanh không thuận lợi của một số doanh nghiệp được công bố.
Theo quan sát, hầu hết các nhóm cổ phiếu trên thị trường đều chìm trong sắc đỏ: Ngân hàng, Bất động sản, Dịch vụ tài chính, Bán lẻ, Hóa chất, Nước khí đốt, Kim loại, Xây dựng, Sản xuất,…
Đặc biệt, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường chịu áp lực điều chỉnh trên diện rộng. Những cái tên nhà băng lớn như STB, TCB, CTG giảm kịch biên độ trong khi LPB, MBB, ABB, MSB, SHB, VBB, ACB, BVB giảm trên 4,5%.
Bảng giá MBS
Tại nhóm cổ phiếu Bất động sản và Xây dựng, áp lực bán dường như phủ kín. Số mã giảm sàn dường như còn chiếm sóng gần như toàn bộ bảng điện. Nhà đầu tư nắm giữ GEX, DXG, DIG, LDG, SCR, HDG, NBB, CEO đã mấy đi gần như lãi suất tiền gửi cả năm, tương đương giảm gần 7%, riêng CEO giảm 9,82% do giao dịch trên HNX. Đồng thời, nhóm bất động sản KCN cũng chìm trong sắc xanh sàn, đại diện như ITA, GVR, CII, FCN, SZC, HHV, PC1, PHR, LHG, TCD, LCG, VGC, HUT,…
Mặt khác, diễn biến giao dịch tại nhóm phân bón hóa chất ghi nhận nhiều sự phân hóa với đầy đủ trạng thái. Song, đà giảm điểm vẫn chiếm ưu thế với DDV (-11%); PSW (-9%); LAS (-8,16%); DPM (-6,6%); DCM (-6,57%),… thậm chí DGC của hóa chất Đức Giang giảm kịch biên độ. Ngược dòng, VAF vẫn tỏa sáng khi tăng tới 4,33% điểm.
Áp lực giảm điểm còn đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 khi ghi nhận 28/30 mã giảm sâu, thậm chí có tới 6 mã giảm kịch sàn. Phải kể tới GVR, MWG, CTG, SSI, TCB, STB giảm hết biên độ; cùng với đó MSN, HPG hay KDH cũng gần như giảm sàn. Chiều tăng điểm khởi sắc ghi nhận có SAB, tăng 0,89% bên cạnh đó VJC đứng giá tham chiếu.
Xét về độ rộng, thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán với 884 mã giảm điểm, gấp 5 lần mã tăng điểm (166 mã); trong đó số mã giảm sàn lên tới gần 230 mã.
Bảng giá MBS
Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 38,63 điểm (-3,65%) xuống 1.019,82 điểm. HNX-Index giảm 8,47 điểm (-3,75%) xuống 217,41. UpCOM-Index giảm 2,21 điểm xuống còn 78,57 điểm.
Về giá trị giao dịch, thanh khoản phiên nay có sự cải thiện đáng kể trên HoSE với giá trị khớp lệnh đạt gần 11.600 tỷ đồng; tăng 62% so với phiên trước đó. Tổng giá trị giao dịch trên HoSE đạt 14.616 tỷ đồng.
Xét giao dịch khối ngoại, phiên hôm nay nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh 414 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Trên sàn HoSE, nhóm này bán ròng 440 tỷ đồng tập trung bán mạnh nhất HPG với 233 tỷ đồng; theo sau VHM, VND cũng bị bán ròng lần lượt 153 tỷ đồng và 84 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VNM được khối ngoại mua ròng mạnh 96 tỷ đồng, MSN xếp tiếp theo danh sách mua với hơn 51 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ 22 tỷ đồng tập trung gom mạnh PVS với 18 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách mua ròng còn có PVI, BVS, L14 với giá trị mua hơn 1 tỷ đồng mỗi mã.
Trên sàn UpCOM, khối ngoại mua ròng nhẹ hơn 4 tỷ đồng. QNS, MCH, VTP lần lượt được mua ròng mạnh nhất trên sàn với giá trị từ 1 tỷ đồng đến 3,5 tỷ đồng. Chiều ngược lại, ACV bị bán ròng mạnh nhất hơn 2 tỷ đồng.
Nhịp sống kinh tế
Trả lời