Thị trường vàng, chứng khoán khu vực châu Á – Thái Bình Dương lao dốc, trước thềm đợt áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến diễn ra vào cuối tuần. Trong phiên giao dịch sáng nay (7/4), giá vàng giao ngay ở mức 2.981,69 USD/ounce. Giá…
Trong phiên giao dịch sáng nay (7/4),
giá vàng
giao ngay ở mức 2.981,69 USD/ounce. Giá vàng giao ngay giảm xuống dưới ngưỡng 3.000 USD/ounce vào đầu tuần, sau khi đạt mức cao kỷ lục và vượt qua mức 3.100 USD vào tuần trước.
Giá vàng giảm
đến từ việc nhà đầu tư bán tháo vàng thỏi để bù đắp khoản lỗ do sự sụp đổ của thị trường nói chung. Ở phiên tiếp theo, giá vàng ghi nhận mức 3.041 USD/ounce.
Ngày đầu tuần, chính sách thuế quan của ông Trump gây náo loạn thị trường toàn cầu, giá vàng ghi nhận mức giảm mạnh.
Giá dầu của Mỹ giảm xuống dưới 60 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai WTI giảm hơn 3% xuống còn 59,74 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021.
Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc không phanh sau khi ông Trump áp thuế nặng tay lên Trung Quốc (bao gồm Đài Loan).
Thị trường Hong Kong – Trung Quốc dẫn đầu mức giảm trong khu vực, với Hang Seng giảm 8,95%. Chỉ số chuẩn Taiex của Đài Loan – Trung Quốc giảm 9,62% xuống 19.249,82, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2024. CSI 300 của Trung Quốc đại lục giảm 5,41%.
Các khoản lỗ diễn ra trên diện rộng, dẫn đầu là các ngành vật liệu cơ bản, chăm sóc sức khỏe, tiêu dùng theo chu kỳ và công nghệ.
Thị trường vàng và chứng khoán châu Á trượt dốc không phanh trong ngày đầu tuần.
Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 5,92% xuống mức thấp nhất trong 18 tháng. Topix giảm mạnh 5,94%. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi đã thu hẹp một số mức lỗ, giảm 4,11% trong phiên gần nhất, trong khi chỉ số vốn hóa nhỏ Kosdaq giảm 3,41%.
Các quan chức kinh tế hàng đầu của ông Trump hiện bác bỏ mọi lo ngại về lạm phát và suy thoái, tuyên bố rằng thuế quan vẫn duy trì bất kể thị trường biến động ra sao.
Cổ phiếu
tại Mỹ chứng kiến đợt bán tháo mạnh vào thứ Sáu tuần trước, sau khi Trung Quốc trả đũa bằng mức thuế mới đối với hàng hóa của Mỹ. Điều này làm dấy lên lo ngại cuộc chiến thương mại toàn cầu dẫn đến suy thoái ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 2.231,07 điểm, tương ứng 5,5%, xuống 38.314,86 hôm thứ Sáu, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6/2020 trong đại dịch COVID-19. Chỉ số S&P 500 giảm mạnh 5,97% xuống 5.074,08, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2020.
Nasdaq Composite – bao gồm nhiều công ty công nghệ sản xuất và bán hàng cho Trung Quốc – tiếp tục giảm 5,8% xuống còn 15.587,79. Điều này khiến chỉ số giảm mạnh 22% so với mức kỷ lục của tháng 12, thể hiện thị trường xuống dốc theo cách đánh giá của Phố Wall.
Tiền Phong