Sau các phiên giảm điểm mạnh của nhóm cổ phiếu Midcap & Smallcap, sắc xanh đã trở lại trên bảng điện. Tâm điểm chú ý trong hai phiên giao dịch tiếp theo vẫn là nhóm cổ phiếu Ngân hàng. Chỉ số Vn30 tăng 1.06%, chỉ số VnMidcap và chỉ số…
Sau các phiên giảm điểm mạnh của nhóm cổ phiếu Midcap & Smallcap, sắc xanh đã trở lại trên bảng điện. Tâm điểm chú ý trong hai phiên giao dịch tiếp theo vẫn là nhóm cổ phiếu Ngân hàng.
Chỉ số Vn30 tăng 1.06%, chỉ số VnMidcap và chỉ số VnSmallcap cũng hồi phục trở lại sau 2 phiên giảm sâu khi tăng tương ứng 0.67% và 1.64%. Các cổ phiếu bật tăng trở lại khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ tuy nhiên trong phiên giao dịch hôm qua thanh khoản trên HOSE chỉ đạt 24 nghìn tỷ, giảm mạnh -30% so với phiên trước. Điều đó cho thấy tâm lý thận trọng của Nhà đầu tư, Nhà đầu tư đang chờ đợi thêm diễn biến của nhóm cổ phiếu Ngân hàng để có thể ra quyết định.
Trên biểu đồ chúng ta thấy từ ngày 17/11 – nay, nhóm cổ phiếu Ngân hàng và thị trường là 2 nửa hoàn toàn tách biệt, khi các nhóm ngành khác giảm thì cổ phiếu Ngân hàng tăng và ngược lại khi các nhóm ngành khác tăng thì cổ phiếu Ngân hàng giảm.
Phiên giao dịch hôm nay và phiên ngày mai là phiên cổ phiếu Ngân hàng mua vào cuối tuần trước được phép giao dịch, trong bản tin FATZ MORNING – 1,400pts chúng tôi có đề cập về sự bất thường trong giao dịch của nhóm Ngân hàng, hai phiên giao dịch này sẽ chứng minh điều đó.
Với đà giảm của thị trường, chúng tôi chờ đợi cơ hội khi VnIndex về mốc 1,400pts.
Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị các nhà đầu tư cá nhân bán cổ phiếu đầu cơ, những cổ phiếu không có nền tảng cơ bản tốt tăng giá không có lý do, vì đây chỉ là những “Lâu đài trên cát”. Tập trung giải ngân vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản, giá cổ phiếu chưa tăng trong thời gian qua và được hưởng lợi từ triển vọng kinh doanh 2022.
Tổng quan Danh mục 24/11/21:
STT | Loại Danh mục | Tỷ lệ phân bổ/ Tổng giá trị Danh mục | Tỷ lệ Tiền – Cổ phiếu |
1 | Danh mục đầu tư giá trị | 40% | 0% – 40% |
2 | Danh mục đầu tư cơ hội | 30% | 0% – 30% |
3 | Danh mục trading | 30% | 30% – 0% |
100% | 30% – 70% |
FATZ Research