FATZ MORNING: TĂNG TRƯỞNG GDP ÂM – THỜI CƠ ĐẾN GẦN!

Thị trường: Nền kinh tế Việt Nam đã đi hết chặng đường của quý 3/2021 với nhiều thách thức và khó khăn do tác động của làn sóng bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, với những số liệu hiện tại kịch bản GDP quý 3 tăng trưởng âm đang…

F.admin lúc 2021-09-27

Thị trường:

Nền kinh tế Việt Nam đã đi hết chặng đường của quý 3/2021 với nhiều thách thức và khó khăn do tác động của làn sóng bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, với những số liệu hiện tại kịch bản GDP quý 3 tăng trưởng âm đang hiện hữu:

Nguồn: VTC1

Những tác động tiêu cực của đợt bùng phát lần thứ tư đối với các hoạt động trong nước cũng như ảnh hưởng kéo dài của các biện pháp phòng Covid-19 lên hoạt động kinh tế đã được các tổ chức thế giới tính toán đến khi đồng thời giảm dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống còn khoảng 4.8% cho cả năm 2021 so với mức 6.6% trước đó.

QUẢNG CÁO

Như vậy, câu hỏi hiện tại của Nhà đầu tư là mức suy giảm của GDP Quý 3/2021 đã phản ánh vào giá trên thị trường chứng khoán hay chưa?

Quan sát trên biểu đồ, sau khi số liệu GDP quý 2 được công bố vào ngày 29/06/2021 thị trường đã có 2 đợt giảm giá: đợt thứ nhất giảm – 15% trong tháng 07 và đợt giảm giá thứ hai – 6% trong tháng 08. Sau 2 đợt giảm giá mạnh P/E của thị trường giảm từ 22 vào đầu tháng 07 về lại mức P/E 16 lần hiện tại và trong tháng 09 VnIndex dao động trong biên độ hẹp, lực mua – bán đã trở nên cân bằng. Tính từ đầu tháng 09 đến nay đã có 12/16 phiên giao dịch VnIndex xoay quanh mốc 1,350pts +-5pts, sự giằng co giữa bên mua và bên bán rất rõ ràng, ngoài ra một phần dòng tiền cũng đứng ngoài thị trường (thể hiện qua Giá trị giao dịch trung bình giảm), dòng tiền này không rút ra khỏi thị trường mà quan sát chờ đợi cơ hội để tiến hành giải ngân.

Qua mức độ giảm giá của VnIndex trong tháng 07, tháng 08 và sự cân bằng của thị trường trong tháng 09 có thể nói kịch bản tăng trưởng GDP Quý 3 âm đã được phản ánh vào giá.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán là phụ thuộc nhiều vào tâm lý nhà đầu tư. Khi số liệu Quý 3 công bố cùng với tin tức xấu về số liệu kinh doanh của các công ty niêm yết thì tâm lý nhà đầu tư lại dao động, cơ hội lại đến cho người mua.  

Hiện tại, Việt Nam đang đi đúng với kịch bản cơ sở là Dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý III, việc tiêm chủng được triển khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022, để tăng trưởng kinh tế GDP cả năm ở mức 4,5 – 5,1%. Như vậy, Quý 4 sẽ là Quý có tốc độ tăng trưởng rất mạnh, tăng trưởng có thể được hỗ trợ bởi 4 yếu tố: Sự phục hồi của cầu nội địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại, và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Từ động lực của tăng trưởng GDP quý 4 có thể thấy các nhóm ngành tiếp tục được hưởng lợi là Tài chính, đầu tư công và xuất khẩu, cùng với ngành Công nghệ đã có sự tăng trưởng rất tốt.

Tổng quan Danh mục 27/09/21:

  • Quan điểm nhất quán: Tỷ lệ Danh mục hiện tại là 100% cổ phiếu với mục tiêu VnIndex tăng về 1,400pts.
  • Đối với Nhà đầu tư còn tiền có thể bắt cơ hội thật nhanh ngay trong ngày GDP được công bố nếu thị trường điều chỉnh giảm mạnh, vì đó sẽ là sự hoang mang của số ít nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cơ hội sẽ không đến nhiều, tăng trưởng GDP âm là thời cơ chứ không phải thách thức.
  • Ở giai đoạn đầu nhóm cổ phiếu Vn30 sẽ là nền tảng giúp thị trường xác định xu hướng, sau khi xu hướng tăng được xác lập thì nhóm Midcap và Smallcap sẽ mang lại lợi nhuận cho Nhà đầu tư.

Theo FATZ Research

Share
Bài viết bởi

F.admin

Bình luận đã bị đóng.

Bạn cũng có thể thích
F.admin 2024-12-02
fatz.research 2024-11-27
fatz.research 2024-11-25
fatz.research 2024-11-22