Thị trường chứng khoán đã có tuần tăng mạnh nhất trong 2 tháng trở lại đây, VnIndex kết thúc tuần ở mức 1,372.73pts tương đương với mức tăng +2.8%. Thanh khoản thị trường cũng tăng 11% so với tuần trước đó khi giá trị khớp lệnh bình quân trên HOSE đạt 18…
Thị trường chứng khoán đã có tuần tăng mạnh nhất trong 2 tháng trở lại đây, VnIndex kết thúc tuần ở mức 1,372.73pts tương đương với mức tăng +2.8%. Thanh khoản thị trường cũng tăng 11% so với tuần trước đó khi giá trị khớp lệnh bình quân trên HOSE đạt 18 ngàn tỷ đồng.
Việc thị trường tăng điểm mạnh mẽ, vượt qua các áp lực từ việc tăng trưởng GDP Quý 3 âm cũng như sự dự báo lợi nhuận sụt giảm của các Công ty niêm yết, cho thấy nhà đầu tư đã chấp nhận nền giá hiện tại (sự cân bằng giữa giá cổ phiếu & kết quả kinh doanh Quý 3). Với kỳ vọng lợi nhuận Doanh nghiệp được cải thiện trong Quý 4/2021, VnIndex sẽ tiếp tục tăng lên 1,400pts.
Đối với giao dịch trading, kịch bản lý tưởng trong tuần là vì một lý do nào đó (có thể đến từ Báo cáo Lợi nhuận Quý 3 của các Công ty niêm yết hoặc những nghi ngờ về việc thực hiện kế hoạch mở cửa dần hoạt động kinh doanh của Hồ Chí Minh) VnIndex sẽ điều chỉnh về 1,360pts trước khi có một đợt tăng giá mạnh mẽ.
Tháng 10 chính là “Mùa lợi nhuận” Kết quả kinh doanh Quý 3 của các Công ty niêm yết đang được công bố dần. Như chúng tôi có đề cập, “thị trường sẽ hồi phục theo mô hình chữ K, nghĩa là công ty nào tốt sẽ càng có cơ hội để làm tốt hơn nữa còn những công ty chịu ảnh hưởng bởi Covid sẽ mất thời gian dài để phục hồi”, bất lợi của người này là cơ hội của người khác, do đó nhóm cổ phiếu của các công ty đầu ngành trong tình hình hiện tại sẽ có kết quả kinh doanh tốt hơn so với phần còn lại trong ngành, hoặc chí ít là có sự gia tăng thị phần trong các lĩnh vực thế mạnh của mình. Với cách nhìn này, có thể thấy nhóm Vn30 & nhóm cổ phiếu đầu ngành trong tuần qua đã có sự tăng giá tốt.
Những nhóm ngành đã và đang hưởng lợi từ đầu năm đến nay như Thép, Công nghệ, Phân bón, Logistic, chứng khoán…có thể sẽ tiếp tục được hưởng lợi khi KQKD vẫn sẽ tăng trưởng tốt so với cùng kỳ; tuy nhiên điểm đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu có KQKD Quý 3 sụt giảm, giá cổ phiếu cũng có sự tăng giá từ đầu tháng 10, điều này đã củng cố cho quan điểm ““Cá mập” đã bắt đầu 1 vòng kinh doanh mới tập trung vào các Công ty có dự báo kết quả kinh doanh Quý 4 tốt lên.” Ưu tiên đầu tiên vẫn là cổ phiếu các Công ty có nền tảng cơ bản tốt, chỉ số P/E thấp và là Công ty đầu ngành Fatz morning đúng người đúng thời điểm.
Lĩnh vực sản xuất chịu ảnh hưởng nhiều bởi giãn cách xã hội trong Quý 3, sản lượng sản xuất tiếp tục giảm mạnh trong tháng 9 khi các công ty bị hạn chế sản xuất và chỉ số PMI tháng 9 rơi về mức thấp nhất là 40.2 điểm.
Với số liệu PMI tháng 9 thấp như vậy thì có thể nói PMI hiện tại đã chạm đáy, ngành sản xuất sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc trong các tháng cuối năm. Đây là điều chắn chắn vì từ đầu tháng 10/2021 các điều kiện hoạt động được nới lỏng, các Doanh nghiệp đang từng bước khôi phục lại sản xuất, đồng thời với đó là các chính sách hỗ trợ từ chính quyền dành cho các Doanh nghiệp, nhất là với Doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tận dụng “mùa vụ xuất khẩu trong Quý 4” để cân bằng lại cán cân xuất nhập khẩu trong cả năm 2021.
Đối với những cổ phiếu có KQKD Q3 không thuận lợi thì hầu hết giá cổ phiếu cũng đã phản ánh, do đó cũng như thông tin GDP Quý 3 tăng trưởng âm, việc giá cổ phiếu sụt giảm mạnh vào ngày công bố, sẽ là cơ hội để mua vào. Trường hợp tài khoản full cổ phiếu hiện tại tận dụng cơ hội này để cơ cấu, đảo hàng sang các cổ phiếu có mức định giá hấp dẫn và tiềm năng tăng giá cao.
Tổng quan Danh mục 11/10/21:
STT | Loại Danh mục | Tỷ lệ phân bổ/ Tổng giá trị Danh mục | Tỷ lệ Tiền – Cổ phiếu |
1 | Danh mục đầu tư giá trị | 40% | 0% – 40% |
2 | Danh mục đầu tư cơ hội | 30% | 0% – 30% |
3 | Danh mục trading | 30% | 0% – 30% |
100% | 0% – 100% |
Theo FATZ Research