Điểm danh những thương vụ thoái vốn năm nay

Năm mới, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện, hoặc có kế hoạch thoái vốn tại các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Danh sách dự kiến lên đến hàng chục doanh nghiệp. Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) vừa đăng ký bán toàn bộ 1,35 triệu cổ phiếu…

Fatz Admin lúc 2024-02-18

Năm mới, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện, hoặc có kế hoạch thoái vốn tại các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Danh sách dự kiến lên đến hàng chục doanh nghiệp.

Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) vừa đăng ký bán toàn bộ 1,35 triệu cổ phiếu MBB với mục đích

đầu tư tài chính

trong khoảng thời gian từ 20/2 -20/3 tới. Giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, SIC sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu MBB nào.

QUẢNG CÁO

SIC là tổ chức liên quan tới Thành viên HĐQT MBBank – bà Vũ Thái Huyền, người đại diện phần vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Chủ sở hữu của Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC tại MBB.

Trước đó, từ ngày 17/1-15/2, Đầu tư SCIC đã đăng ký bán toàn bộ 3 triệu cổ phiếu MBB. Tuy nhiên hết thời hạn giao dịch, công ty này chỉ bán thành công 1,65 triệu

cổ phiếu

theo phương thức khớp lệnh. Nguyên nhân không bán hết là do biến động thị trường.

Năm mới, nhiều kế hoạch thoái vốn tại các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán sẽ được thực hiện.

Tổng Công ty Sonadezi (mã SZN) vừa công bố biên bản lấy ý kiến cổ đông về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu tổng công ty giai đoạn 2021-2025 và phê duyệt

kế hoạch

sản xuất kinh doanh – đầu tư phát triển cùng giai đoạn với tỷ lệ tán thành 99,6%.

Theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025, tổng công ty có kế hoạch thoái vốn tại một loạt công ty thành viên trong các lĩnh vực hạ tầng, vật liệu,

xây dựng

Sáu công ty đang kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp gồm Sonadezi Long Thành (mã SZL), Sonadezi Châu Đức (mã SZC), Sonadezi Giang Điền (mã SZG), Sonadezi Long Bình (mã SZB), Sonadezi Bình Thuận và Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (mã D2D) đều thuộc diện

thoái vốn

về còn 36% sở hữu.

Tỷ trọng thoái vốn sẽ phụ thuộc vào tình trạng cho thuê đất. Các đơn vị có tỷ lệ lấp đầy dưới 70% thuộc diện thoái vốn về 46% và các đơn vị có tỷ lệ lấp đầy trên 70% sẽ thoái vốn xuống mức 36%. Sonadezi cũng sẽ bán vốn CTCP Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Đồng Nai (mã DND) từ mức 52,59% về còn 36%.

Sáu công ty đang kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp thuộc diện thoái vốn về còn 36% sở hữu.

Sonadezi có kế hoạch thoái sạch hết tại các 5 đơn vị khác là CTCP Xây dựng Đồng Nai đang sở hữu 40% vốn, Sơn Đồng Nai (mã SDN) đang sở hữu 30% vốn, Xây dựng Dân dụng Công nghiệp số 1 Đồng Nai đang sở hữu 15%vố, Đô thị Amata Biên Hòa đang sở hữu 10% vốn và Công trình Giao thông Đồng Nai (mã DGT) đang sở hữu 0,31% vốn.

Về công ty mẹ Sonadezi, theo quyết định của Thủ tướng ngày 29/11/2022, Nhà nước sẽ giữ nguyên tỷ lệ sở hữu là 99,54% vốn tại Sonadezi đến năm 2025.

Theo Việt Linh

Tiền phong

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.