Cổ phiếu hóa chất có còn dư địa?

Nhàđầutư Giới chuyên gia kỳ vọng động lực tăng trưởng của nhóm hóa chất đến từ cắt giảm chi phí sản xuất (phát triển theo chiều dọc); hoặc mở rộng đầu tư các sản phẩm truyền thống và mới (phát triển theo chiều ngang). Sau giai đoạn sôi động 2021-2022,…

Fatz Admin lúc 2023-05-26
Cổ phiếu hóa chất có còn dư địa?

Nhàđầutư Giới chuyên gia kỳ vọng động lực tăng trưởng của nhóm hóa chất đến từ cắt giảm chi phí sản xuất (phát triển theo chiều dọc); hoặc mở rộng đầu tư các sản phẩm truyền thống và mới (phát triển theo chiều ngang).

Sau giai đoạn sôi động 2021-2022, 2023 là một năm khó khăn với nhóm cổ phiếu hoá chất. Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy, tính từ đầu năm, chỉ duy nhất mã HVT đạt mức tăng trưởng dương 20,64% và LIX (+6,27%). Trong khi đó, các cổ phiếu DPM (-28,47%), DGC (-15,75%), DCM (-14,13%), CSV (-3,49%) và NET (-2,59%) đều đồng loạt giảm.

Diễn biến giá cổ phiếu này được lý giải do ảnh hưởng từ KQKD không tốt của nhóm hóa chất trong quý I/2023. Theo thống kê từ CTCP Chứng khoán VNDirect, lãi ròng ngành hóa chất trong kỳ giảm 71,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trước đó, quý IV/2022 của hóa chất cũng ghi nhận lãi sau thuế giảm 22,5%.

Có thể thấy, “ông lớn” CTCP Hóa Chất Đức Giang (HoSE: DGC) trong quý I/2023 báo doanh thu đạt 2.483,11 tỷ đồng, giảm 31,7% so với cùng kỳ và lãi ròng 822,75 tỷ đồng, giảm 45,4%.

QUẢNG CÁO

Công ty cho biết lý do lợi nhuận lao dốc do sản lượng tiêu thụ và giá bán một số mặt hàng giảm nên doanh thu giảm. Trong đó, đối với phốt pho vàng, sản lượng tiêu thụ giảm 41%, doanh thu giảm 51,6%; đối với WPA, sản lượng tăng 1,4%, doanh thu giảm 20,1%; và đối với phân bón các loại, sản lượng tăng 5%, doanh thu giảm 16,1%. Lý do sản lượng tiêu thụ giảm và giá bán giảm là do sức mua trên thị trường trong nước và thế giới giảm.

CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (UPCOM: PAT) do ông Đào Hữu Huyền (Chủ tịch HĐQT DGC) làm Chủ tịch HĐQT cũng báo kết quả kinh doanh quý I/2023 giảm mạnh. Theo BCTC quý I/2023, doanh thu thuần của PAT đạt hơn 433 tỷ đồng, giảm 56%. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 72 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, CTCP Hóa chất cơ bản miền Nam (HoSE: CSV) công bố BCTC với doanh thu thuần quý I/2023 gần 392 tỷ đồng, giảm gần 19%. Trừ đi các chi phí, lãi ròng còn 70,9 tỷ đồng, giảm gần 37%. Nguyên nhân chính là do sản lượng tiêu thụ các sản phẩm chính đều giảm như phốt pho vàng (-28,3%), giá bán bình quân phốt pho vàng (-5,05%).

Ngoài ra, CTCP Bột giặt NET (HoSE: NET) cũng báo lãi ròng 16,6 tỷ đồng, giảm hơn 25,2%.

Trong khi đó, HVT của CTCP Hóa chất Việt Trì và LIX của CTCP Bột giặt LIX – 2 cổ phiếu tăng điểm hiếm hoi trong nhóm đều ghi nhận KQKD quý I/2023 đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, HVT báo doanh thu thuần 349,7 tỷ đồng, tăng gần 18%; trừ đi các chi phí thì lãi ròng còn 34,5 tỷ đồng, giảm nhẹ gần 4%. Về phía LIX, công ty này báo doanh thu 677,7 tỷ đồng, tăng hơn 2,7%. Trừ đi các chi phí thì còn lãi ròng 44,3 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,7%.


Triển vọng năm 2023

VNDirect dự phóng biên lãi gộp các doanh nghiệp hóa chất cơ bản trong năm 2023 sẽ giảm từ 4-6% so với cùng kỳ năm ngoái, do các ảnh hưởng từ chi phí điện tăng và giá bán trung bình thấp hơn.

Cụ thể, công ty chứng khoán này cho rằng nhu cầu toàn cầu sẽ suy yếu do sản xuất chất bán dẫn sụt giảm. VnDirect dự báo giá phốt pho vàng sẽ đạt 4.500-5.000 USD vào năm 2023 do nhu cầu yếu đối với chất bán dẫn. Do đó, các nhà sản xuất phốt pho vàng như DGC, PAP, CSV, HVT bị ảnh hưởng do nhu cầu yếu.

Ngoài ra, giá xút cũng sẽ gặp nhiều thách thức trong năm 2023 với ảnh hưởng từ Trung Quốc. Cụ thể, giá xút tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc do lượng xuất khẩu chiếm 40% nhu cầu xút của Việt Nam. Giá xút tại Trung Quốc đã giảm 27% kể từ tháng 12/2022 do nhà máy sản xuất xút ở quốc gia này đã quay trở lại hoạt động vào năm 2023 và nhu cầu tiêu thụ nhôm yếu. Hơn nữa, Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế sẽ cải thiện nguồn cung xút tại Việt Nam.

Thêm vào đó, chi phí điện năng (chiếm 20-30% tổng chi phí sản xuất các loại hóa chất cơ bản) sẽ cao hơn trong năm 2023. VnDirect nhận thấy ngành điện Việt Nam sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện nhanh chóng trong giai đoạn 2022-2030 sau mức tăng trưởng GDP dự kiến sẽ cao trong giai đoạn này.

Với quan điểm từ BSC, công ty chứng khoán này đánh giá lợi nhuận nhóm cổ phiếu hóa chất năm 2023 sẽ giảm do mức nền cao trong năm 2022. Tuy nhiên, điểm tích cực là các cổ phiếu hóa chất hiện giao dịch ở vùng định giá thấp trong nhiều năm.

BSC cho rằng động lực tăng trưởng của nhóm hóa chất đến từ cắt giảm chi phí sản xuất (phát triển theo chiều dọc); hoặc mở rộng đầu tư các sản phẩm truyền thống và mới (phát triển theo chiều ngang).

Tuy nhiên, BSC nhận thấy các doanh nghiệp hóa chất tư nhân sẽ có nhiều lợi thế hơn doanh nghiệp nhà nước trong việc mở rộng đầu tư phát triển.

Theo Tả Phù

Nhà Đầu Tư

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.

Từ khoá: