“Tôi nói như vậy bởi kinh tế Việt Nam sẽ mất khoảng 6 tháng để ổn định hệ thống tài chính vĩ mô” – Ông Hiển chia sẻ. Tham luận tại Hội thảo mới đây, Chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển đã có những chia sẻ về tình…
Tham luận tại Hội thảo mới đây, Chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển đã có những chia sẻ về tình hình vĩ mô nói chung cũng như thị trường chứng khoán, thị trường vốn nói riêng.
Trong đó, về bức tranh vĩ mô, ông Hiển dự báo năm 2023 kinh tế thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng đối mặt nhiều thách thức. Phải đến tháng 6/2023 mới là đỉnh điểm của khó khăn của thị trường Mỹ.
“Hãy chờ đến cuối tháng 12”
Với thị trường chứng khoán, ông Hiển nhấn mạnh: “H ãy chờ đến cuối tháng 12 mới nên bắt đầu vào thị trường, ôm 6-9 tháng sẽ lãi được 50% trở lên. Tôi nói như vậy bởi kinh tế Việt Nam sẽ mất 6 tháng để ổn định hệ thống tài chính vĩ mô ”.
Cụ thể, theo chuyên gia này đánh giá, quý 4/2022 hệ thống ngân hàng thương mại sẽ được ổn định và đến quý 1/2023 hệ thống trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản sẽ ổn định. Với nền tảng đó, đến quý 2/2023 hệ thống tài chính, thương mại, dịch vụ sẽ ổn định, dòng vốn sẽ bình thường trở lại với doanh nghiệp sản xuất.
Theo chuyên gia, lãi suất cho vay hết quý 1/2023 sẽ hạ nhiệt, còn khoảng 10-14%, nguồn vốn vào sản xuất từ quý 1 bắt đầu tốt và quý 2 năm sau sẽ tăng mạnh.
” Nhiều ngân hàng đang chờ sẵn chỉ tiêu cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để đến quý 1/2023 họ lập tức giải ngân. Dòng vốn sẽ bớt khó khăn, vì thế doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cố gắng chịu đựng, cùng lắm trong 4-5 tháng nữa, dòng vốn ngân hàng sẽ về ” – Ông Hiển nói.
Tỷ lệ thâm dụng vốn tăng mạnh trong giai đoạn từ 2020 đến nay
Theo ông Hiển, nền kinh tế Việt Nam đang có xu thế phát triển từ thâm dụng vốn. Nợ trên vốn của doanh nghiệp ở mức cao là 1,5 lần; tăng trưởng tín dụng tăng nhanh hơn GDP trong 5 năm gần đây. Sự khó khăn về tài chính hiện nay ở các công ty, mạnh nhất là ở khối bất động sản, đang tác động đến các công ty khác do vấn đề chúng ta đã thâm dụng vốn.
“Tỷ lệ thâm dụng vốn tăng rất mạnh trong giai đoạn từ 2020 đến nay. Xét về doanh nghiệp, mức thâm dụng vốn của các công ty niêm yết là rất lớn. Trong nửa đầu năm 2022, tỷ lệ tổng vốn trên doanh thu vượt 122%, nghĩa là các công ty niêm yết đang dùng vốn nhiều hơn để tạo ra doanh thu ”, ông Hiển nói.
Chuyên gia này lưu ý những công ty niêm yết là các doanh nghiệp tương đối tốt, có hệ thống huy động vốn tốt mà mức thâm dụng vốn vẫn tăng mạnh. Điều này cho thấy hiện tượng thiếu vốn và khát vốn.
” Chúng ta thiếu tiền do thâm dụng vốn, dẫn đến khan tiền, chứ không phải do Chính phủ siết cung tiền bởi tổng phương tiện thanh toán, tổng tín dụng còn nhiều hơn các năm trước .” – Chuyên gia Đinh Thế Hiển nhận xét.
Đơn cử, tỷ lệ tổng vốn trên doanh thu của các doanh nghiệp bất động sản lên tới 747%, nghĩa là khối này đang sử dụng nhiều vốn mà ít tạo doanh thu. Số tiền bị “nhốt” trong nền kinh tế chủ yếu ở các doanh nghiệp bất động sản.
Nhịp sống thị trường