Ngày mai (15/2), chứng khoán trong nước sẽ trở lại giao dịch sau 1 tuần nghỉ Tết Nguyên đán. Trước Tết, thị trường đang duy trì đà tăng tốt, hướng mốc 1.200 điểm, nhiều dự báo ủng hộ xu hướng tích cực nối dài. Trong 23 năm qua, có tới…
Theo thống kê của Chứng khoán VNDirect,
thị trường chứng khoán
thường có
xu hướng
tăng trong khoảng 5 ngày trước và sau
nghỉ Tết
. Trong 23 năm qua, có tới 14 năm VN-Index tăng điểm sau Tết. Tuy nhiên, tỷ suất
lợi nhuận
của thị trường trước kỳ nghỉ thường nhỉnh hơn so với dịp sau Tết.
Về định giá thị trường, VNDirect cho rằng, định giá vẫn hấp dẫn và số liệu kết quả kinh doanh quý 4/2023 được công bố có sự phục hồi đáng kể, giúp cải thiện tâm lý thị trường. Tỷ suất thu nhập trên giá (E/P) của
VN-Index
trung bình trong tháng 1/2024 vào khoảng 7%, giảm so với tháng 12/2023, chủ yếu do đà tăng của VN-Index trong tháng 1/2024.
Bình quân lãi suất huy động 12 tháng của các
ngân hàng thương mại
trong tháng 1/2024 tiếp tục giảm xuống. Nhìn chung, chênh lệch giữa E/P của thị trường và lãi suất tiền gửi vẫn duy trì ở mức cao. Trong bối cảnh chênh lệch E/P và lãi suất tiền gửi duy trì ở mức cao và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết năm 2024 khả quan, VNDirect kỳ vọng, dòng vốn nội vẫn sẽ tiếp tục chảy vào kênh chứng khoán trong thời gian tới.
Cũng theo nhóm phân tích của VNDirect,
thanh khoản
thị trường có thể cải thiện tích cực trong nửa cuối tháng 2/2024, khi nhà đầu tư cá nhân dần quay trở lại thị trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Dòng vốn trong nước gia tăng có thể thúc đẩy đà tăng của VN-Index, hướng tới vùng kháng cự tâm lý 1.200 – 1.220 điểm trong tháng này.
Chủ đề đầu tư trong tháng 2 sẽ xoay quanh các lĩnh vực sau: ngân hàng, cảng & vận tải biển và tiêu dùng-bán lẻ. Sự kiện Evergrande tiềm ẩn rủi ro tiềm ẩn đối với thị trường tài chính quốc tế và là yếu tố cần theo dõi trong tháng 2.
Nhìn về dài hạn, cuộc họp chính sách mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hạ thấp kỳ vọng về việc cắt giảm
lãi suất
điều hành vào tháng 3. Kịch bản Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất chính sách từ cuộc họp tháng 5 hiện đang chiếm ưu thế, có hơn 90% thị trường tin tưởng vào kịch bản này (theo khảo sát của CME Group). Điều này hướng tới kịch bản trung lập hơn, trong đó Fed cắt giảm lãi suất chính sách bắt đầu từ tháng 5, và vẫn thực hiện ít nhất ba lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024.
Trong báo cáo
chiến lược
thị trường chứng khoán tháng 2, Chứng khoán SSI nhận định, tín hiệu tích cực ở tháng 1 được duy trì và VN-Index tạm thời tiếp cận vùng kháng cự ngắn hạn 1.205-1.210 điểm.
SSI khuyến nghị một số chủ đề đầu tư trong giai đoạn đầu năm, gồm: nhóm doanh nghiệp có trạng thái kinh doanh đã tạo đáy hồi phục và giá cổ phiếu hồi chậm hơn mặt bằng chung; nhóm duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững ở hoạt động cốt lõi; thông tin trong mùa đại hội cổ đông với kế hoạch tăng vốn/kế hoạch kinh doanh mở rộng của các doanh nghiệp sau phục hồi; nhóm doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ chính sách tiền tệ/tài khóa hỗ trợ của Chính phủ và các bộ luật mới đang dần hoàn thiện.
Tháng 2/2024, nhóm phân tích của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) duy trì nhận định kịch bản thị trường giằng co với xu hướng phục hồi chủ đạo, nhờ kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2023 của doanh nghiệp khá tích cực. Bên cạnh đó, khối ngoại quay trở lại mua ròng cũng là yếu tố hỗ trợ cải thiện thanh khoản thị trường và nâng đỡ chỉ số chung. Dù vẫn còn rủi ro liên quan căng thẳng địa chính trị thế giới, tỷ giá… song các yếu tố vĩ mô đang có phần hỗ trợ tâm lý đầu tư.
KBSV dự báo thị trường có thể gặp áp lực điều chỉnh đáng kể tại vùng cản 1.185 – 1.205 điểm và quay xuống kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh 1.145 điểm. Tuy nhiên, VN-Index cũng có thể duy trì đà tăng để bứt phá qua vùng 1.185 – 1.205 điểm, sau đó mới điều chỉnh ngắn hạn.
Tiền phong