Áp lực chốt lời rình rập nhưng VN-Index vẫn lập đỉnh mới nhờ đóng góp từ cổ phiếu lớn. Tuần tới, nhiều góc nhìn thận trọng, không khuyến nghị giải ngân khi chứng khoán trong nước vừa đánh dấu tuần thứ 4 tăng điểm liên tiếp. VN-Index chốt tuần ở 1.258,28 điểm,…
VN-Index
chốt tuần ở 1.258,28 điểm, tăng 46,28 điểm (3,82%) so với tuần trước. Thị trường đón nhận nhiều thông tin trong tuần như: CPI tháng 2 tăng 1,04% so với tháng trước; tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu
2 tháng ước đạt 113,96 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,72 tỷ USD; nhiều chỉ đạo quan trọng tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024 dưới sự chủ trì của Thủ tướng..
VCB tác động mạnh nhất đến chỉ số chính, giúp chỉ số tăng 11,6 điểm. Các vị trí tiếp theo là HPG, FPT, GVR, MSN, DGC, SSI, MWG. Đà tăng có đóng góp từ nhiều ngành khác nhau. Khối ngoại mua ròng nhẹ với giá trị hơn 107 tỷ trong tuần, trong đó mua mạnh nhất HPG với giá trị 621 tỷ đồng, SSI xếp thứ 2 với giá trị 521 tỷ đồng. Chiều bán ròng dẫn đầu là chứng chỉ quỹ VN-Diamond (mã FUEVFVND) với 352 tỷ đồng.
Ông Phạm Bình Phương – chuyên viên phân tích của Chứng khoán Mirae Asset – nhận định việc VN-Index vượt và trụ vững thành công mốc 1.250 là diễn biến tích cực trong tuần. Tuy nhiên, thị trường có thể chịu
áp lực bán
lớn tại vùng 1.250 – 1.270 và VN-Index sẽ cần nhiều thời gian để tích lũy.
Nhóm phân tích của Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) nhận định, đà tăng thị trường tuần qua có nhiều hưng phấn, trong ngắn hạn, VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm, hướng tới vùng cản mạnh 1.300 điểm.
Tuy nhiên, theo SHS, đà tăng vừa qua không dựa trên nền tích lũy đủ tin cậy. SHS không đánh giá cao khả năng VN-Index hình thành xu hướng tăng (uptrend). Thị trường có khả năng sẽ trở lại xu hướng điều chỉnh và quay lại kênh kỳ vọng
tích lũy
1.150 – 1.250 điểm.
Về góc nhìn trung hạn, VN-Index đang dần vận động để hình thành kênh tích lũy rộng trung hạn 1.150 – 1.250 điểm. Hiện, VN-Index đã tiệm cận vùng cản trên của kênh tích lũy, nên rủi ro trung hạn đang tăng lên.
“Giai đoạn này, rủi ro cả ngắn và
trung hạn
đối đang tăng lên. Nhà đầu tư ngắn hạn nên
thận trọng
và hạn chế giao dịch, cũng như mua đuổi. Với tầm nhìn trung, dài hạn, thị trường đang vận động trong nhịp tăng của kênh tích lũy nhưng đã tiệm cận cản trên nên có thể sẽ rung lắc mạnh. Chúng tôi không khuyến nghị giải ngân ở giai đoạn hiện tại mà nên chờ đợi thị trường bước vào nhịp giảm ngắn hạn”, nhóm phân tích SHS nhận định.
Dưới quan sát của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường tiếp tục có trạng thái giằng co và thăm dò vùng 1.250 điểm.
Thanh khoản
giảm kèm diễn biến nâng đỡ trong phiên cuối tuần cho thấy nguồn cung đang có động thái hạ nhiệt. Vùng 1.250 điểm đang có động lực hỗ trợ và diễn biến kiểm tra lại vùng này đang theo chiều hướng khả quan.
Dự kiến, thị trường sẽ tiếp tục được hỗ trợ và có cơ hội nới rộng xu thế tăng trong tuần giao dịch tiếp theo. Do vậy, nhà đầu tư cần quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá trạng thái thị trường. Hiện tại, nhà đầu tư nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt từ vùng hỗ trợ để nắm giữ hoặc mua tích lũy, tuy nhiên cũng nên tận dụng nhịp tăng để chốt lời các cổ phiếu đang có diễn biến thận trọng tại vùng kháng cự.
Chứng khoán VPBank cho rằng, trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể kiểm nghiệm lại ngưỡng kháng cự 1.275 – 1.285 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể nắm giữ các cổ phiếu còn dư địa tăng trưởng và chưa tăng nóng. Với nhà đầu tư trung và dài hạn, ưu tiên các nhóm ngành dẫn dắt thị trường như
ngân hàng
,
chứng khoán
, bất động sản, vật liệu
xây dựng
, bán lẻ và hàng tiêu dùng, dầu khí…
Tiền phong