Cần thêm giải pháp khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trước đây nhiều nhà đầu tư vẫn đánh đồng việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giống như mình đi gửi ngân hàng nhưng thực ra rất khác. Bởi vì, nếu chỉ để được lợi suất cao hơn khoảng 3%-4% so với cả tiền gửi ngân hàng mà nhà đầu…

Fatz Admin lúc 2023-06-07
Cần thêm giải pháp khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trước đây nhiều nhà đầu tư vẫn đánh đồng việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giống như mình đi gửi ngân hàng nhưng thực ra rất khác. Bởi vì, nếu chỉ để được lợi suất cao hơn khoảng 3%-4% so với cả tiền gửi ngân hàng mà nhà đầu tư lại có một rủi ro rất lớn và có thể không nhận được toàn bộ gốc hay là chỉ nhận được một phần, hoặc bị hoãn trả nợ…thì đó cũng là rủi ro khá lớn so với lợi nhuận mang lại.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang dần được tháo gỡ nút thắt trong thời gian gần đây. Dù vậy, khối lượng phát hành vẫn đang giảm sâu so với giai đoạn trước. Việc tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư, cũng như gia tăng tính minh bạch là những yếu tố cần thiết để thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển. Tại Talkshow Phố Tài chính trên VTV8, bà Nguyễn Thị Hằng Nga, CFA, Phó Tổng giám đốc công ty quản lý quỹ Vietcombank (VCBF) đã có những chia sẻ về thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay.

BTV Khánh Ly: T rước những khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, C hính phủ đã cho ra đời Nghị định 08, giúp tháo gỡ nút thắt. B à đánh giá như thế nào về những tác động của nghị định trong thời gian qua?

Bà Nguyễn Thị Hằng Nga, CFA, Phó Tổng giám đốc công ty quản lý quỹ Vietcombank (VCBF)

QUẢNG CÁO

Với Nghị định 08 tôi nghĩ là có hai tác động chính. Thứ nhất, liên quan đến việc tạo cơ sở pháp lý cho việc giãn, hoãn thời gian trả nợ hay hoán đổi trái phiếu sang các tài sản khác thì trên thực tế, trước đây các doanh nghiệp khi gặp vấn đề về thanh toán cũng đã có thương lượng với các trái chủ liên quan đến vấn đề này. Nghị định 08 đã cung cấp một cơ sở pháp lý rõ ràng hơn, giúp cho doanh nghiệp có thêm thời gian để xử lý tình hình tài chính của mình. Theo thống kê của VCBF, từ đầu năm đến 31/5, tổng số trái phiếu được hoãn thời gian trả nợ vào khoảng 36.000 tỷ đồng, là con số khá tương đối. Tuy nhiên, thời gian hoãn cũng chỉ một phần nhỏ, trong đó có kéo dài thời gian trả nợ đến tối đa hai năm theo quy định của Nghị định 08. Còn một điểm của Nghị định 08 liên quan đến việc hoãn thời gian thi hành của một số điều khoản của Nghị định 65, đến ngày 31/12/2023, tôi nghĩ cũng không có quá nhiều tác động, vì từ nay đến 31/12/2023 cũng chỉ còn 7 tháng thôi. Tôi nghĩ cần nới thêm thời gian hiệu lực của những điều khoản này, có thể là đến cuối 2024 hay thậm chí là lâu hơn.

C húng ta đã thấy có những chuyển biến tích cực trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2023, khối lượng phát hành trái phiếu mới thành công của các doanh nghiệp đã giảm sâu so với cùng kỳ năm trước, vì sao ?

Đối với thị trường thứ cấp, tôi nghĩ đã có những dấu hiệu tích cực, ví dụ như lợi suất của trái phiếu doanh nghiệp trong quý IV khi mà nhà đầu tư bán nhiều, không chỉ là trái phiếu riêng lẻ mà bán ở tất cả các quỹ trái phiếu thì lãi suất trái phiếu doanh nghiệp có thể lên tới 15% thậm chí 20%. Nhưng bây giờ những lợi suất đấy chúng ta gần như là không nhìn thấy nữa, đã xuống chỉ còn khoảng 10%-11%. Còn ở thị trường sơ cấp thì đúng là vẫn còn rất trầm lắng do yếu tố cầu. Thứ nhất là đối với phía ngân hàng, công ty bảo hiểm, cả hai đối tượng này cũng không được mua các trái phiếu phát hành để cơ cấu nợ. Còn đối với các công ty chứng khoán trước đây, họ mua trái phiếu doanh nghiệp để phân phối cho nhà đầu tư cá nhân, thì bây giờ nhà đầu tư cá nhân họ gần như không có nhu cầu. Trong khi đó, công ty quản lý quỹ, vốn là có một phần đầu tư từ quỹ và một phần là ủy thác đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân, lại đang gần như không có dòng tiền mới. Còn về nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài thì có một số nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu quan tâm đến thị trường trái phiếu Việt Nam nhưng còn rất là nhỏ.

Sau những điều đã xảy ra với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, bà đánh giá như thế nào về những rủi ro khi các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ tham gia vào thị trường này?

Chúng tôi luôn đánh giá thị trường trái phiếu doanh nghiệp không phải là thị trường dành cho nhà đầu tư cá nhân riêng lẻ và không chuyên. Trước đây nhiều nhà đầu tư vẫn đánh đồng việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giống như mình đi gửi ngân hàng nhưng thực ra rất khác. Bởi vì, nếu chỉ để được lợi suất cao hơn khoảng 3%-4% so với cả tiền gửi ngân hàng mà nhà đầu tư lại có một rủi ro rất lớn và có thể không nhận được toàn bộ gốc hay là chỉ nhận được một phần, hoặc bị hoãn trả nợ…thì đó cũng là rủi ro khá lớn so với lợi nhuận mang lại. Tôi nghĩ, trong thời gian vừa qua, các nhà đầu tư cá nhân đã nhận biết được những rủi ro đấy. Tuy nhiên, sẽ có những giải pháp thay thế, ví dụ như đầu tư vào các quỹ đầu tư trái phiếu. Vì sao lại như vậy? Bởi vì những quỹ đầu tư trái phiếu được quản lý bởi những chuyên gia đầu tư và họ sẽ lựa chọn rất kỹ lưỡng các trái phiếu. Ví dụ như VCBF chúng tôi phải tính toán xem dòng tiền của cả thời hạn trái phiếu để xem khi trái phiếu đến hạn thì doanh nghiệp có đủ dòng tiền để trả cho trái chủ hay không, đồng thời, danh mục đầu tư trái phiếu sẽ bao gồm rất nhiều trái phiếu khác nhau của các ngành nghề khác nhau, như vậy cũng sẽ giảm rủi ro cho nhà đầu tư.

Với những phân tích ở trên, bà dự báo thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ ra sao trong thời gian tới, và đâu là giải pháp giúp thị trường lấy lại niềm tin?

Về tình hình thị trường tôi nghĩ có điểm tích cực đó là lãi suất tiền gửi cũng đã giảm và khi lãi suất tiền gửi giảm thì đương nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải tìm kiếm những cơ hội đầu tư với lãi suất cao hơn, trong đó có việc bắt đầu tìm kiếm trở lại những khoản đầu tư vào trái phiếu. Tuy nhiên, thực tế nguồn tiền trên thị trường dù qua tổ chức nào thì cũng là từ nhà đầu tư cá nhân và khi niềm tin của nhà đầu tư cá nhân chưa thực sự quay trở lại thì cầu nó sẽ vẫn còn yếu, bởi để khôi phục niềm tin thì cũng cần mất thời gian.

Chúng tôi đánh giá, về mặt cung trái phiếu lúc nào cũng sẽ rất nhiều, bởi đối với một đất nước phát triển như Việt Nam thì nhu cầu về đầu tư phát triển rất lớn. Hiện, tổng tín dụng trên GDP của chúng ta đã vượt qua 130%, vì vậy nhu cầu về nguồn vốn dài hạn qua thị trường trái phiếu để cho doanh nghiệp phát triển là rất lớn. Chúng tôi nghĩ, giải pháp căn cơ và dài hạn nhất vẫn là tập trung phát triển các quỹ đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể đưa ra những khuyến khích về thuế. Ví dụ, khi các quỹ đầu tư vào trái phiếu, sau khi họ nhận được trái tức, họ phân phối lại cho nhà đầu tư cá nhân thì khoản phân phối đấy có thể cân nhắc miễn thuế cho nhà đầu tư cá nhân. Hay đối với Ngân hàng Nhà nước thì cũng có thể cân nhắc cơ chế tái cấp vốn giống như kiểu tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại khi các quỹ đầu tư có vấn đề về thanh khoản…Ngoài ra, rất mong Chính phủ sẽ cho phép các quỹ được đầu tư vào các trái phiếu phát hành riêng lẻ chứ không chỉ là trái phiếu phát hành ra công chúng hay là trái phiếu niêm yết, bởi vì trong thời gian tới các trái phiếu riêng lẻ cũng sẽ được đăng ký giao dịch tập trung tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và việc mở rộng này cũng sẽ giúp cho các quỹ cũng có thể giảm thiểu rủi ro, danh mục cũng sẽ đa dạng hơn. Còn đối với doanh nghiệp phát hành cũng nên cân đối cấu trúc vốn của mình một cách phù hợp, chỉ nên phát hành trái phiếu khi những dự án đầu tư đó có hiệu quả và cần minh bạch thông tin.

Theo Bảo Anh

Nhịp Sống Thị Trường

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.