Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc ‘báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không’

Chỉ còn 2 tháng nữa cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết phải đưa vào vận hành khai thác theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, hiện nay tuyến cao tốc này vẫn còn rất nhiều hạng mục chưa hoàn thiện như lắp đặt…

Fatz Admin lúc 2023-03-01

Chỉ còn 2 tháng nữa cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết phải đưa vào vận hành khai thác theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, hiện nay tuyến cao tốc này vẫn còn rất nhiều hạng mục chưa hoàn thiện như lắp đặt dải phân cách, hàng rào bảo vệ đường cao tốc, cầu vượt dân sinh, đường gom nhiều đoạn chưa nên hình hài…

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 1.

Dự án đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có chiều dài 99 km, đi qua tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, trong đó đoạn qua Bình Thuận dài 47,7 km và đoạn qua Đồng Nai dài 51,3 km.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 2.

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có thiết kế chiều rộng mặt đường 23,5 m với 4 làn xe, được khởi công từ tháng 9/2020, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 3.

Theo Ban quản lý dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, hiện khối lượng công trình đạt hơn 80%. Tuyến chính đã xong toàn bộ phần nền đường đến hết lớp móng cấp phối đá dăm gia cố xi măng.

QUẢNG CÁO
Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 4.

Tuy nhiên, trên thực tế công trường dự án còn rất ngổn ngang. Nút giao cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây đoạn qua địa phận huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai mới nên hình hài đoạn đường dẫn vào cao tốc.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 5.

Hệ thống cầu vượt, đường dẫn ra, vào cao tốc của nút giao này đang được thi công.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 6.

Tuy nhiên, nhiều đoạn tại nút giao này chưa có vạch kẻ đường, lan can, hàng rào bảo vệ đường cao tốc.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 7.

Một số đoạn tại nút giao cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây đoạn qua địa phận huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đã được dựng trụ đèn chiếu sáng.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 8.

Một số đoạn trên cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây chưa được trải thảm nhựa đường.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 9.

Toàn tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được chia thành 4 gói thầu xây lắp.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 10.

Ban Quản lý dự án Thăng Long là chủ đầu tư dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 11.

Toàn tuyến có 65 cầu với 18 cầu trên cao tốc và 47 cầu vượt. Trong ảnh là nút giao ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã thông tuyến.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 12.

Điểm đầu dự án nằm trên đoạn tuyến nối từ quốc lộ 1A đi Mỹ Thạnh, thuộc điểm cuối dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết. Điểm cuối dự án giao với tuyến đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây đoạn thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 13.

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có vận tốc thiết kế 120 km/h, quy mô 4 làn xe.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 14.

Mới đây Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã có công điện chỉ đạo tập trung thi công, hoàn thành các thủ tục, đảm bảo đưa vào khai thác theo kế hoạch đối với 3 dự án thành phần thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, trong đó có dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 15.

Theo đó, qua theo dõi tiến độ thi công các dự án sau dịp Tết Nguyên đán cho thấy, việc triển khai đồng bộ các dây chuyền, huy động nhân lực, thiết bị, đảm bảo đầy đủ các mũi thi công của các đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu, trong khi khối lượng các hạng mục cần hoàn thiện còn lại rất lớn, đòi hỏi sự nỗ lực cao, quyết tâm lớn của các nhà thầu, tư vấn và Ban Quản lý dự án.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 16.

Đặc biệt, còn một số gói thầu chậm triển khai thi công các hạng mục mặt đường, có nguy cơ không hoàn thành đúng tiến độ theo yêu cầu.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 17.

Đề đảm bảo hoàn thành bản giao đưa các dự án vào khai thác sử dụng trước ngày 30/4, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu lãnh đạo các Ban Quản lý dự án trực tiếp có mặt tại hiện trường đến khi hoàn thành dự án để chỉ đạo điều hành công tác tổ chức thi công của các đơn vị, đảm bảo chất lượng, tiến độ hoàn thành và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về kết quả thực hiện.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 18.
Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 19.

Ban quản lý các dự án phải chỉ đạo các nhà thầu tổ chức thi công hoàn thành công tác thảm bê tông nhựa mặt đường trước ngày 31/3, hoàn thiện các hạng mục còn lại như nút giao, cầu vượt ngang, hệ thống an toàn giao thông… đảm bảo đưa công trình vào khai thác sử dụng trước ngày 30/4.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 20.

Công tác nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành phải kịp thời. Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các nhà thầu thi công huy động đầy đủ nhân lực, máy móc thiết bị, nguồn lực tài chính, triển khai và duy trì liên tục, đầy đủ, đồng bộ các mũi thi công trên tuyến đề tổ chức thi công hoàn thành các gói thầu theo tiến độ cam kết.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 21.

Cùng với đó, thực hiện ngay thủ tục giải ngân đối với các khối lượng đã đủ điều kiện thanh toán; lãnh đạo các nhà thầu phải đảm bảo dòng tiền cho công trường, không làm gián đoạn việc thi công.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 22.

Phối hợp với Ban quản lý dự án làm việc, bám sát các bộ, ngành và địa phương để sớm hoàn thành việc gia hạn các mỏ đất đắp cấp cho dự án; chủ động tìm kiếm nguồn vật liệu hợp pháp đáp ứng tiến độ thi công.

Cận cảnh cao tốc Bộ trưởng Giao thông từng nhắc báo cáo rất ổn nhưng hiện trường thì không - Ảnh 23.

Trước đó, ngày 22/11/2022, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã đi kiểm tra thực tế dự án đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Sau khi nghe Ban Quản lý dự án Thăng Long báo cáo tiến độ, Bộ trưởng nói báo cáo có vẻ rất ổn nhưng đi hiện trường thì không.

Khối lượng thi công mà Ban Quản lý dự án Thăng Long báo cáo so với hiện trường thực tế mà đoàn đi kiểm tra là rất khác . Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết rất sốt ruột với đoạn qua tỉnh Đồng Nai vì thấy công trường còn ngổn ngang.

Trao đổi với Tiền Phong sáng 1/3, ông Phạm Thanh Bình – Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long – cho biết, Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ thông xe toàn tuyến vào đúng ngày 30/4. Hiện tại, chỉ còn ít khó khăn về đất đắp nền để làm đường gom dân sinh, đường song hành, đường dẫn các đầu cầu vượt qua đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Ban quản lý dự án Thăng Long đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai để tháo gỡ vấn đề này.

Theo Phạm Nguyễn – Duy Quang

Tiền phong

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.