Bất ngờ ‘khẩu vị’ đầu tư của các chuyên gia: Có tiền sẽ gửi ngân hàng 50 – 60%

Nhiều chuyên gia bày tỏ, nếu được lựa chọn sẽ dùng 50 – 50% tiền để gửi tiết kiệm, bởi lãi suất ngân hàng đang tăng, trong khi những kênh khác khá rủi ro. Khi được hỏi nên đầu tư vào đâu để tránh rủi ro và vẫn đảm bảo…

Fatz Admin lúc 2024-08-03

Nhiều chuyên gia bày tỏ, nếu được lựa chọn sẽ dùng 50 – 50% tiền để gửi tiết kiệm, bởi lãi suất ngân hàng đang tăng, trong khi những kênh khác khá rủi ro.

Khi được hỏi nên đầu tư vào đâu để tránh rủi ro và vẫn đảm bảo sinh lời, chuyên gia tài chính – TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, ông lựa chọn kênh đầu tư theo 3 tiêu chí: an toàn, sinh lời và thanh khoản. Từ nay đến cuối năm 2024, đầu tư chứng khoán có khả năng phát triển tốt, tương tự là bất động sản nhưng chỉ trong một vài lĩnh vực cụ thể.



Nếu không được điều chỉnh, có thể gọi 2024 là năm của vàng, nhưng thực tế vàng đang chịu sự điều chỉnh. Tỷ giá tiếp tục tăng dù không tăng mạnh như từ đầu năm đến nay nhưng cũng không còn là lĩnh vực đầu tư quá hấp dẫn

“, chuyên gia nêu quan điểm.

Nói về lựa chọn của mình, ông Hiếu bày tỏ ông sẽ đầu tư vào kênh “không mất tiền” và “bất cứ lúc nào cần đổi ra tiền mặt là có ngay”. Thời điểm hiện tại ông ưu tiên 2 tiêu chí an toàn và thanh khoản.

QUẢNG CÁO



Với các tiêu chí đầu tư trên, nếu có 10 tỷ đồng, tôi sẽ bỏ 5 tỷ vào một khoản tiết kiệm của ngân hàng, bởi càng vào cuối năm, ngân hàng trả lãi càng cao. Và tôi chọn kỳ hạn ngắn để khi đáo hạn có thể “ăn tiếp” mức lãi suất cao hơn

“, ông Hiếu nói.

Sau khi dồn 50% khoản đầu tư vào tiết kiệm, 50% còn lại TS Hiếu cho biết sẽ phân bổ 3 tỷ đồng vào bất động sản – thị trường hiện đã có những phân khúc “sáng cửa” và tương lai trong 2025 còn tốt hơn 2024, phần tiền còn lại ông đầu tư vào chứng khoán.



Hai lĩnh vực đầu tư tôi không đụng đến là vàng và ngoại tệ. Vàng là kênh đầu tư đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh mẽ. Tôi không tội gì nhảy vào vàng lúc này để gặp rủi ro rất lớn, mà rủi ro ấy ngoài tầm kiểm soát

“, ông Hiếu chia sẻ.

Bất ngờ 'khẩu vị' đầu tư của các chuyên gia: Có tiền sẽ gửi ngân hàng 50 - 60%- Ảnh 1.

Gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất. (Ảnh minh họa).

Tương tự, TS Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, mỗi kênh đầu tư đều có đặc điểm, lợi thế và hạn chế riêng. Vì thế việc lựa chọn đầu tư vào đâu phải phụ thuộc vào tiềm lực tài chính, khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Có những kênh  cần nguồn vốn rất lớn, cũng đòi hỏi nhà đầu tư phải thích nghi rủi ro cao bởi biến động giá cả, ví dụ như bất động sản.

Trong khi đó, nếu lựa chọn đầu tư vàng thì không cần vốn quá lớn. Tuy nhiên, sự biến động mạnh của giá vàng thời gian qua cho thấy đây không phải kênh đầu tư lý tưởng mà chỉ nên coi vàng là kênh dự trữ tài sản hơn là kênh đầu tư. Những thay đổi quá lớn và quá nhanh của vàng có thể khiến nhà đầu tư lãi lớn hoặc lỗ nhanh trong thời gian ngắn.

Về chứng khoán, ông Bình lạc quan cho rằng có triển vọng cao trong bối cảnh gắn với kinh tế trong nước và toàn cầu đang có dấu hiệu hồi phục tích cực. Nền kinh tế Việt Nam trong quý I tăng trưởng hơn 5%, lạm phát được kiểm soát tốt ở khoảng 4%, xuất nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm ngoái.


“Tuy nhiên muốn lựa chọn đầu tư kênh này thì phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, có nguồn vốn lớn, đầu tư lâu dài và tầm nhìn dài hạn, trung hạn chứ không phải là ngắn hạn”,

TS Lê Duy Bình nhấn mạnh.

Do vậy, TS Lê Duy Bình cho rằng, gửi tiết kiệm là kênh phù hợp với tất cả người dân và lãi suất đang gia tăng trở lại, nhất là người có khẩu vị rủi ro thấp, mong muốn sự ổn định.


“Tuy vậy, nhà đầu tư cũng không nên bỏ trứng vào một giỏ mà phải đa dạng hoá kênh đầu tư của mình để đảm bảo an toàn. Nếu có tiền, tôi sẽ gửi ngân hàng 50 – 60%, còn lại sẽ lựa chọn những kênh đầu tư khác là chứng khoán, bất động sản”,

ông Bình nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch HĐQT AzFin Việt Nam cho rằng, triển vọng nền kinh tế của chúng ta khá sáng sủa. Nhưng với nhà đầu tư, nguyên tắc bất di bất dịch là phải đa dạng hóa danh mục, đầu tư vào nhiều kênh khác nhau.

Theo ông Phục, trong các kênh đầu tư, tiền gửi tiết kiệm vẫn duy trì được sự hấp dẫn riêng. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng hiện ở mức 5 – 6%/năm đảm bảo cho nhà đầu tư không quá thiệt thòi, thanh khoản và an toàn cao. Thực tế, tiền gửi của cá nhân vẫn tiếp tục chảy vào hệ thống ngân hàng.

Theo ông Phục, sau thời gian lãi suất tiền gửi tăng vọt vào cuối 2022, từ giữa năm ngoái, mức lãi tiền gửi điều chỉnh giảm liên tục. Song từ đầu tháng 4, một số ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Xu hướng tăng diễn ra liên tục cho tới nay và lãi suất sẽ còn tăng tiếp từ nay đến cuối năm.


“Nguyên nhân là vào dịp cuối năm các doanh nghiệp cần vốn cho sản xuất, kinh doanh và các ngân hàng muốn hút dòng tiền thì phải đẩy lãi suất tiết kiệm. Do vậy thời điểm này có tiền gửi ngân hàng là kênh an toàn, hiệu quả nhất. Nếu có tiền, tôi cũng gửi ngân hàng từ 50 – 60% lượng tiền vì lãi suất khá ổn, thậm chí còn có tín hiệu tăng trong những tháng còn lại của năm 2024”,

ông Phục nói.

Theo Phạm Duy

VTCNews

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.