Thanh toán hơn 150 tỷ đồng tiền lãi, dư nợ trái phiếu của TKV còn bao nhiêu?

Trong nửa đầu năm 2024, TKV đã thanh toán hơn 150 tỷ đồng tiền lãi cho 2 lô trái phiếu TKV5Y.2019 và TKV_BOND2020 có tổng giá trị phát hành 4.000 tỷ đồng. TKV nợ 4.000 tỷ đồng trái phiếu Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây đã…

Fatz Admin lúc 2024-09-26
Thanh toán hơn 150 tỷ đồng tiền lãi, dư nợ trái phiếu của TKV còn bao nhiêu?

Trong nửa đầu năm 2024, TKV đã thanh toán hơn 150 tỷ đồng tiền lãi cho 2 lô trái phiếu TKV5Y.2019 và TKV_BOND2020 có tổng giá trị phát hành 4.000 tỷ đồng.

TKV nợ 4.000 tỷ đồng trái phiếu

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây đã đăng tải văn bản của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) công bố thông tin định kỳ về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu kỳ báo cáo từ 1/1/2024 đến 30/6/2024.

Theo đó, ngày 6/6/2024, TKV thanh toán 79,25 tỷ đồng tiền lãi cho lô trái phiếu TKV5Y.2019.

Đến ngày 21/6/2024, doanh nghiệp tiếp tục thanh toán 74,5 tỷ đồng tiền lãi cho lô trái phiếu TKV_BOND2020.

QUẢNG CÁO
Thanh toán hơn 150 tỷ đồng tiền lãi, dư nợ trái phiếu của TKV còn bao nhiêu?- Ảnh 1.

Nguồn: HNX

Như vậy, trong nửa đầu năm 2024, TKV đã thanh toán tổng cộng 153,75 tỷ đồng lãi trái phiếu.

Được biết, cả 2 lô trái phiếu trên được phát hành lần lượt vào ngày 6/12/2019 và 25/12/2020, đều có kỳ hạn 5 năm và cùng có giá trị phát hành là 2.000 tỷ đồng.

Tổng giá trị lưu hành theo mệnh giá tính đến ngày 30/6/2024 là 4.000 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, theo công bố thông tin về tài chính năm 2023 (số liệu tính theo BCTC hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán của TKV), tính đến cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của tập đoàn đạt 48.818 tỷ đồng, tăng 2.228 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tương đương tăng 5%.

Trong năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 6.329 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2022.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cải thiện từ 1,61 lần về còn 1,34 lần; tương ứng tổng nợ phải trả tính đến cuối năm 2023 khoảng 65.416 tỷ đồng.

Chính phủ duyệt đề án tái cơ cấu TKV tới 2025

Trong một diễn biến khác, Chính phủ đã duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam tới 2025.

Theo đề án đã phê duyệt, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam vẫn theo mô hình công ty mẹ – con. Công ty mẹ TKV (Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) thực hiện đồng thời hai chức năng chủ yếu là: sản xuất, kinh doanh; và đầu tư vốn vào các công ty con. Các công ty con kinh doanh các ngành nghề, dự án mà công ty mẹ không trực tiếp thực hiện.

Bốn ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn gồm: công nghiệp than, khoáng sản – luyện kim; điện; vật liệu nổ công nghiệp. 

Ngoài ra còn một số ngành, nghề liên quan đến nhóm kinh doanh chính như công nghiệp cơ khí; hóa chất, vật liệu xây dựng; quản ký khai thác cảng, vận tải, kho bãi; xây dựng.

Tùy theo từng thời điểm, tình hình kinh doanh, TKV có thể bổ sung các ngành nghề khác sau khi được Thủ tướng chấp thuận.

Bên cạnh đó, đề án đặt ra các yêu cầu về thoái vốn tại các doanh nghiệp mà TKV nắm giữ cổ phần. TKV sẽ nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 1 công ty; giữ từ 65% vốn trở lên tại 10 công ty; 50-65% vốn tại 9 công ty. 

Đối với 15 công ty còn lại, tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn hoặc xuống còn 0%.

Theo Bạch Hiền

An ninh tiền tệ

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.