VIMC cùng Viettel, Tân Cảng Sài Gòn lọt top các doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả hoạt động cao nhất giai đoạn 2020-2023

VIMC hiện cũng là doanh nghiệp lớn nhất ngành vận tải biển trên sàn chứng khoán với vốn hóa hơn 50.000 tỷ (2 tỷ USD), tăng 130% so với đầu năm. Đây cũng là mức vốn hóa thị trường cao kỷ lục của tổng công ty kể từ khi lên…

Fatz Admin lúc 2024-06-17

VIMC hiện cũng là doanh nghiệp lớn nhất ngành vận tải biển trên sàn chứng khoán với vốn hóa hơn 50.000 tỷ (2 tỷ USD), tăng 130% so với đầu năm. Đây cũng là mức vốn hóa thị trường cao kỷ lục của tổng công ty kể từ khi lên giao dịch trên sàn UPCoM tháng 10/2018.

MVN:

VIMC cùng Viettel, Tân Cảng Sài Gòn lọt top các doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả hoạt động cao nhất giai đoạn 2020-2023- Ảnh 1.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP (VIMC – mã MVN) ghi nhận chuyển biến tốt với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) lần lượt đạt 19% và 9%.

Kết quả này giúp VIMC nằm trong nhóm dẫn đầu trong danh sách các DNNN có hiệu quả hoạt động cao nhất giai đoạn 2020-2023, bên cạnh Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn,…

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến hết tháng 5/2024, sản lượng vận tải biển đạt 7,8 triệu tấn, bằng 49% kế hoạch năm và bằng 97% so với cùng kỳ. Sản lượng hàng thông qua cảng đạt 57,2 triệu tấn, bằng 46% kế hoạch năm và bằng 124% so với cùng kỳ.

QUẢNG CÁO

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với DNNN tham gia đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các DNNN, nhất là những DNNN quy mô lớn cần nỗ lực hơn nữa, tăng cường tích luỹ, tập trung đẩy mạnh hoạt động đầu tư, trở thành đầu tàu lớn ngang tầm khu vực và thế giới, vươn lên khẳng định uy tín, thương hiệu doanh nghiệp quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế.

“Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần có những doanh nghiệp trong nước đủ lớn, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, có thương hiệu. đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Thủ tướng nhấn mạnh

Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị DNNN thực hiện tốt “5 tiên phong”: (1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng và làm chủ khoa học công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4; (2) Tiên phong trong hội nhập quốc tế, đầu tư ra nước ngoài hiệu quả; (3) Tiên phong trong khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước, đi đôi với tích cực đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; (4) Tiên phong trong nghiên cứu, đề xuất, thực hiện các cơ chế, chính sách đột phá phát triển đất nước, trong đó có phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với làm tốt an sinh xã hội; (5) Tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh.

Về VIMC, tổng công ty được thành lập năm 1995 theo Quyết định số 250/TTg của Thủ tướng Chính phủ với sứ mệnh là doanh nghiệp nòng cốt, chủ lực của ngành hàng hải Việt Nam. Công ty định hướng phát triển kinh doanh 3 lĩnh vực gồm vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải. Trong đó, lĩnh vực cảng biển đặc biệt là vận tải container đóng vai trò cốt lõi.

VIMC là đơn vị sở hữu đội tàu lớn nhất cả nước và đóng vai trò vận tải quan trọng của nền kinh tế. Đội tàu của Vinalines hiện đang chiếm tới 25% tổng dung tích đội tàu trong cả nước, trong đó có những loại tàu hàng rời cỡ lớn đến 73.000 DWT, hàng năm chuyên chở 60% hàng hóa xuất và nhập khẩu vào Việt Nam, góp phần vào việc mở rộng giao thương của Việt nam tới rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tổng công ty hiện có 34 doanh nghiệp thành viên, trong đó sở hữu cổ phần của 16 doanh nghiệp cảng biển, quản lý khai thác hơn 13.000 m cầu bến (chiếm khoảng 30% tổng số m cầu bến quốc gia). Một số cảng trọng điểm của cả nước có thể kể đến như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng và cảng Quy Nhơn.

VIMC hiện cũng là doanh nghiệp lớn nhất ngành vận tải biển trên sàn chứng khoán với vốn hóa hơn 50.000 tỷ (2 tỷ USD), tăng 130% so với đầu năm. Đây cũng là mức vốn hóa thị trường cao kỷ lục của tổng công ty kể từ khi lên giao dịch trên sàn UPCoM tháng 10/2018.

photo-1718604029124

Về kế hoạch năm 2024, doanh nghiệp VIMC ước tính sản lượng vận tải biển giảm 24% xuống 15,9 triệu tấn, song sản lượng hàng thông qua cảng dự kiến tăng 8% lên 123,6 triệu tấn. Doanh thu hợp nhất dự kiến giảm nhẹ 4% xuống 13.447 tỷ đồng, nguyên nhân chính đến từ việc khối vận tải biển suy giảm. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 2.736 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận công ty mẹ tăng từ việc đánh giá lại tài sản góp vốn thành lập VIMC Lines khoảng 452 tỷ đồng.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, VIMC cũng thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước tại VIMC xuống 65% vốn điều lệ. Theo đó, công ty dự kiến đầu tư mạnh vào hệ thống cảng biển nước sâu, phát triển đội tàu container và các cơ sở hạ tầng logistics với tổng mức đầu tư khoảng 43.196 tỷ đồng, trong đó dự kiến giá trị giải ngân giai đoạn 2021- 2025 khoảng 31.796 tỷ đồng, vốn tự có khoảng 12.246 tỷ đồng.

photo-1718604046737

 

Hà Linh

An ninh Tiền tệ

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.