Góc nhìn chuyên gia: Chứng khoán tháng 5 phân hóa mạnh, việc lựa chọn cổ phiếu sẽ quan trọng hơn dự báo chỉ số

Thị trường khả năng sẽ chịu nhiều áp lực trong nửa đầu; nếu hấp thụ hết cả thông tin xấu và trụ vững qua quãng thời gian này thì thị trường sẽ xuất hiện nhiều cơ hội hơn. Chứng khoán Việt Nam ghi nhận tháng 4 “kém vui” khi chứng…

Fatz Admin lúc 2024-05-01
Góc nhìn chuyên gia: Chứng khoán tháng 5 phân hóa mạnh, việc lựa chọn cổ phiếu sẽ quan trọng hơn dự báo chỉ số

Thị trường khả năng sẽ chịu nhiều áp lực trong nửa đầu; nếu hấp thụ hết cả thông tin xấu và trụ vững qua quãng thời gian này thì thị trường sẽ xuất hiện nhiều cơ hội hơn.

Chứng khoán Việt Nam ghi nhận tháng 4 “kém vui” khi chứng kiến một nhịp sụt giảm mạnh từ vùng 1.270 điểm xuống vùng 1.180 điểm giữa tháng, qua đó khiến xu hướng tăng điểm chấm dứt. Tổng cộng VN-Index mất gần 75 điểm so với đầu tháng, đóng cửa phiên cuối tháng tại 1.209,5 điểm. Áp lực còn tới từ khối ngoại khi miệt mài bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giá trị nhiều phiên thậm chí lên quanh ngưỡng cả nghìn tỷ đồng. Tổng cộng bán ròng thêm 5.313 tỷ đồng trên toàn thị trường trong tháng 4.

VNINDEX_2024-05-01_17-39-34.png

Theo quan điểm của ông Bùi Văn Huy, Giám đốc CTCP Chứng khoán DSC Chi nhánh TP HCM, TTCK Việt Nam tháng 4 đã có những diễn biến riêng và chịu nhiều thông tin tiêu cực nên dù vẫn đồng pha song mức độ điều chỉnh ở một số thời điểm là rơi sâu hơn so với thị trường thế giới. Sang tháng 5, thị trường chứng khoán thế giới vẫn sẽ là một trong những tham chiếu quan trọng cần theo dõi , đặc biệt là những vận động xung quanh phiên họp của FED vào đầu tháng 5.

VNIndex trong thế “thập diện mai phục” nửa đầu tháng 5, cơ hội đến vào cuối tháng khi thế cục rõ ràng

QUẢNG CÁO

Cụ thể, ông Huy đánh giá thị trường Việt Nam sẽ bước vào tuần giao dịch sau lễ đầu tháng 5 với một số thông tin kém tích cực và nhà đầu tư cần hình dung những gì thị trường phải đối mặt. Dù vậy, để đánh giá những thông tin này có thực sự ảnh hưởng quá tiêu cực đến thị trường hay không thì cần nhìn lại những yếu tố đó có đủ ảnh hưởng mạnh tới 3 trụ cột của thị trường tăng giá năm nay hay không đó là (1) chính sách nới lỏng tiền tệ; (2) đà phục hồi kinh tế và (3) kỳ vọng nâng hạng thị trường.

Screen Shot 2024-05-01 at 17.15.41.png

Bối cảnh trong nước và quốc tế

Thứ nhất, về chính sách nới lỏng tiền tệ, chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá là không thể bàn cãi và đã có những động thái can thiệp đầu tiên. Áp lực lên lãi suất là hiện hữu, nếu NHNN trong tình huống xấu nếu phải tăng 0,25%-0,5% lãi suất từ đây đến cuối năm có lẽ cũng không có gì bất ngờ. Mức lãi suất hiện tại vẫn ở mức thấp trong lịch sử. Đầu tư trong một môi trường “kinh tế phục hồi + chính sách tiền tệ phù hợp” sẽ thuận lợi hơn là môi trường “kinh tế yếu + chính sách nới lỏng quá mức”. Do đó nếu lãi suất có nhích nhẹ mà nội tại được cải thiện vẫn sẽ có nhiều cơ hội an toàn.

Thứ hai về sự phục hồi của nền kinh tế, ông Huy cho rằng kinh tế vẫn đang phục hồi nhưng không nhanh như kỳ vọng. Tuy nhiên đầu tư là nhìn về tương lai hơn là các số liệu đã công bố. Nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh hơn trong 3-6 tháng tới, một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế là sức mua tiêu dùng và sức mua đang dần được cải thiện.

Đối với KQKD kém hơn so với kỳ vọng của nhóm ngân hàng hay BĐS, chuyên gia cho rằng khả năng lợi nhuận của một số ngân hàng đã “lờ mờ” tạo đỉnh, đây là nhóm ngành sẽ khó khăn sau so với nền kinh tế, do đó không bất ngờ nếu lợi nhuận tăng trưởng kém đi, thậm chí là suy giảm nếu tăng trưởng tín dụng kém và áp lực nợ xấu. Tuy nhiên nhóm ngân hàng còn game tăng vốn sau mùa ĐHCĐ và khi cổ phiếu mới chưa về, cung cổ phiếu sẽ không quá áp lực, do đó khó giảm sâu.

Thứ ba, kỳ vọng nâng hạng thị trường. Đây là câu chuyện từ nhiều năm và nhiều lúc tưởng như đã đến rất gần. Việc hoãn lại KRX có thể gây thất vọng không nhỏ cho NĐT, tuy nhiên sẽ không làm ảnh hưởng đến định hướng nâng hạng. Câu chuyện nâng hạng vẫn ở đó.

Tổng kết lại, ông Huy nhận định sau những áp lực, nếu thị trường thế giới không quá tiêu cực sau phiên họp của FED và trụ vững qua khoảng 1-2 tuần đầu tháng 5, tạo đáy sau cao hơn đáy trước thì nhà đầu tư có thể mạnh dạn hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội. Trong tình huống xấu gãy vùng MA200 1.170-1.180 điểm, vùng hỗ trợ mạnh tiếp theo ở vùng 1.120-1.130 điểm. Giám đốc DSC đánh giá cao quan điểm thị trường sẽ giữ vững và tích lũy được ở trên MA200 vì các tin xấu nói trên là không có gì bất ngờ với những ai cẩn trọng quan sát kỹ lưỡng.

Dù theo kịch bản nào, việc tham gia mới vào thị trường trong những ngày đầu tháng 5 nên ở mức độ thăm dò, vừa phải và mạnh tay hơn khi thế cục đã rõ khi dần về cuối tháng. Một lần nữa, những thông tin xấu không quá bất ngờ và nếu không có những yếu tố bất ngờ thêm thì tôi vẫn thiên về kịch bản thị trường sẽ điều chỉnh ở mức độ vừa phải“, ông Huy đánh giá.

Lựa chọn cổ phiếu trong “Thị trường mùa hè”

Thay vì hiệu ứng “Sell in May”, ông Huy nhận định thị trường chứng khoán tháng 5 sẽ là “Summer Market” – “thị trường mùa hè”. Đây là kiểu thị trường dòng tiền vẫn còn đó nhưng không đủ mạnh để tạo sự đồng thuận, do đó sự phân hóa sẽ diễn ra gay gắt. Các nhóm cổ phiếu hút tiền sẽ tiếp tục hút tiền và mức độ tăng là không ít, tuy nhiên một phần không nhỏ của thị trường không nhận được dòng tiền sẽ đi theo hướng ảm đạm.

Trong thị trường mùa hè, các cổ phiếu bước sang một pha mới hoặc cổ phiếu vừa lập đỉnh mới sẽ đặc biệt được chú ý, đặc biệt là các cổ phiếu lập đỉnh, thị giá cao và nguồn cung không còn nhiều. Nhà đầu tư có thể thăm dò trong giai đoạn đầu tháng ở các vùng hỗ trợ và mạnh dạn hơn về cuối tháng khi bối cảnh ngã ngũ.

Thị trường sẽ phân hóa mạnh, nhóm cổ phiếu nào có câu chuyện, hút tiền sẽ tiếp tục hút tiền. Do đó việc cơ cấu danh mục cũng như chọn cổ phiếu sẽ quan trọng hơn dự báo chỉ số. Vị chuyên gia tới từ DSC hướng sự chú ý tới một số nhóm ngành gồm Công nghệ thông tin, Bán lẻ và những cổ phiếu lớn vừa tạo đáy trong chu kỳ này và vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Bắc Kiên

An ninh Tiền tệ

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.