Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Tập đoàn Kido gần 120 triệu đồng, do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật liên quan tới trái phiếu và thiếu thông tin về…
Tuần này, có 21 doanh nghiệp thông báo chốt quyền để trả cổ tức . Trong đó, 16 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, 2 doanh nghiệp trả cổ tức cổ phiếu, 1 doanh nghiệp phát hành thêm, 2 doanh nghiệp trả cổ tức kết hợp.
Kido bị phạt
Sau 2 lần thoái vốn bất thành, bà Do Nhung (em gái ông Đỗ Duy Thái – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán: POM) tiếp tục đăng ký bán toàn bộ hơn 6,57 triệu cổ phiếu POM. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 15/11 – 14/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, bà Do Nhung sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu POM nào.
Trước đó, bà Do Nhung đã liên tục đăng ký thoái vốn nhưng bất thành với cùng lý do là không đạt được giá kỳ vọng. Cụ thể, từ ngày 17 – 31/8, bà Do Nhung chỉ bán được 712.200 cổ phiếu trong tổng đăng ký bán 7.283.927 cổ phiếu POM, tương ứng tỷ lệ thành công chỉ đạt 9,8%. Sau đó, từ ngày 12/9 – 11/10, bà Nhung tiếp tục đăng ký bán lượng cổ phiếu còn lại là hơn 6,57 triệu cổ phiếu nhưng đã không bán được cổ phiếu nào.
Về hoạt động kinh doanh, 9 tháng đầu năm nay, Thép Pomina ghi nhận doanh thu 2.948 tỷ đồng (giảm 73,5% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận lỗ 647 tỷ đồng so với cùng kỳ. Tính đến thời điểm 30/9, Thép Pomina ghi nhận lỗ luỹ kế lên tới 868 tỷ đồng.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Tập đoàn Kido (mã chứng khoán: KDC). Theo đó, Kido bị phạt tiền 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Cụ thể, Kido không công bố thông tin đến Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021, bán niên 2022; tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021, bán niên năm 2022; tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán năm 2022, bán niên năm 2023; tình hình thực hiện cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022, bán niên năm 2023.
Kido cũng công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và trên trang thông tin của HoSE tài liệu sử dụng trong cuộc họp đại hội cổ đông thường niên năm nay.
Ngoài ra, Kido còn bị phạt tiền 25 triệu đồng do không đưa nội dung thù lao của từng thành viên hội đồng quản trị, tiền lương của tổng giám đốc (giám đốc) và người quản lý khác thành mục riêng trong báo cáo tài chính năm 2021 và báo cáo đại hội cổ đông tại cuộc họp thường niên 2022. Tổng mức phạt tiền đối với Kido là gần 120 triệu đồng.
Vinaconex có thêm cổ đông lớn
Nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã mua thêm 1,3 triệu cổ phiếu VCG của Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) để nâng sở hữu lên 5,07% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn tại Vinaconex. Trong đó, quỹ thực hiện mua vào 1,3 triệu cổ phiếu VCG là Vietnam Enterprise Investments Limited.
Ở chiều ngược lại, Công ty CP Đầu tư Pacific Holdings vừa bán ra 39 triệu cổ phiếu VCG để giảm sở hữu còn 45,14% vốn điều lệ. Trong 6 tháng đầu năm, Pacific Holdings cũng đã bán ra lượng lớn cổ phiếu để giảm sở hữu từ 62,9%, về còn 52,44% vốn điều lệ.
Trong 9 tháng đầu năm, Vinaconex ghi nhận doanh thu đạt 8.915 tỷ đồng (tăng 33,1% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 205 tỷ đồng (giảm 79% so với cùng kỳ năm trước).
HoSE vừa có quyết định về việc chuyển cổ phiếu của Công ty CP Sao Thái Dương (mã chứng khoán: SJF) từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 13/11. Nguyên nhân, Sao Thái Dương tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
Đầu tháng 11, HoSE đã có công văn nhắc nhở SJF cùng 3 công ty khác niêm yết trên sàn chậm công bố báo cáo tài chính quý III. HoSE cũng đã có thông báo sẽ thực hiện việc chuyển cổ phiếu SJF từ diện hạn chế giao dịch sang diện diện đình chỉ giao dịch.
Cổ phiếu SJF bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 10/10 do tổ chức niêm yết chậm công bố báo cáo tài chính bán niên soát xét quá 30 ngày so với quy định.
Sau đó, Sao Thái Dương đã có công văn giải trình nguyên nhân và khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát. Theo Sao Thái Dương, do năm 2023 công ty thay đổi đơn vị kiểm toán mới nên cần có thời gian để cung cấp thông tin, tài liệu và rà soát sổ sách các năm cũ. Ngoài ra, SJF có nhiều công ty con nên đơn vị kiểm toán cũng cần nhiều thời gian hơn so với dự kiến.
Vào ngày 17/11, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã chứng khoán: GVR) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 3,5%, có nghĩa cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 350 đồng. Với 4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, GVR sẽ chi tương ứng 1.400 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
Công ty CP Sonadezi Long Thành (mã chứng khoán: SZL) dự kiến phát hành hơn 9,11 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 2:1. Có nghĩa, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ có 1 quyền nhận thêm cổ phiếu và cứ 2 quyền sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền là ngày 17/11.
Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM Corp – mã chứng khoán: VEA) vừa công bố nghị quyết về chi trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 41,869%. Với 1,33 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, VEA dự kiến sẽ chi đến gần 5.570 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức lần này. Bộ Công Thương sẽ nhận hơn 4.900 tỷ đồng cổ tức từ VEA nhờ nắm giữ 88,47% vốn điều lệ tại doanh nghiệp này.
Tiền Phong