Góc nhìn CTCK: Thiếu vắng thông tin hỗ trợ, thận trọng quan sát vùng 1.050-1.060 điểm

“Nhà đầu tư nên thận trọng, co gọn danh mục và tập trung vào cổ phiếu cụ thể thay vì tham chiếu chỉ số chung”, MBS nhận định. Chứng khoán Việt Nam phiên giao dịch 13/4 diễn biến khá ảm đạm. VN-Index giằng co quanh mốc tham chiếu và không…

Fatz Admin lúc 2023-04-13
Góc nhìn CTCK: Thiếu vắng thông tin hỗ trợ, thận trọng quan sát vùng 1.050-1.060 điểm

“Nhà đầu tư nên thận trọng, co gọn danh mục và tập trung vào cổ phiếu cụ thể thay vì tham chiếu chỉ số chung”, MBS nhận định.

Góc nhìn CTCK: Thiếu vắng thông tin hỗ trợ, thận trọng quan sát vùng 1.050-1.060 điểm - Ảnh 1.

Chứng khoán Việt Nam phiên giao dịch 13/4 diễn biến khá ảm đạm. VN-Index giằng co quanh mốc tham chiếu và không dưới 3 lần đổi màu trong phiên sáng. Sang tới phiên chiều, áp lực bán tại nhóm vốn hóa lớn trở nên rõ rệt khiến chỉ số chính chìm trong sắc đỏ. Độ rộng thị trường nghiêng về chiều giảm với 505 mã giảm điểm, áp đảo so với hơn 300 mã tăng.

Kết phiên, VN-Index giảm 5,15 điểm xuống còn 1.064,3 điểm. Giá trị khớp lệnh trên HoSE vẫn duy trì trên mức 10.000 tỷ đồng, tuy nhiên con số này sụt giảm 2.000 tỷ so với phiên trước. Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm trừ khi bán ròng với tổng giá trị hơn 297 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Góc nhìn CTCK: Thiếu vắng thông tin hỗ trợ, thận trọng quan sát vùng 1.050-1.060 điểm - Ảnh 2.

Thiếu thông tin hỗ trợ, VN-Index khó tăng điểm

QUẢNG CÁO

(Chứng khoán MBS)

Thị trường trong nước đã có đỉnh ngắn hạn cả về chỉ số và thanh khoản. Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index vẫn đang dao động đi ngang sang phiên thứ 5 với vùng hỗ trợ 1.054 –1.059 điểm. Xác suất chỉ số mở rộng vùng dao động theo hướng giảm dần đang tăng lên trong bối cảnh trong và ngoài nước không có thông tin hỗ trợ. Nhà đầu tư nên thận trọng, co gọn danh mục và tập trung vào cổ phiếu cụ thể thay vì tham chiếu chỉ số chung.

Đi ngang tích lũy và siết chặt biên độ giao dịch

(Chứng khoán BSC)

Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 14/19 ngành giảm điểm, trong đó mức giảm mạnh nhất thuộc về ngành Du lịch và giải trí và Dịch vụ tài chính. Ở chiều ngược lại, các ngành tăng điểm trong hôm nay có thể kể tới ngành Bán lẻ, Dầu khí,…  Xu hướng tích lũy của hiện tại của VN-Index có thể tiếp tục trong ngắn hạn.

(Chứng khoán TVSI)

Với việc chưa thể xác nhận hoàn toàn đà tăng trở lại, các nhóm ngành tăng sau thị trường đang được chú ý đến. Vùng hỗ trợ ngắn hạn của xu hướng tăng giá vẫn là quanh ngưỡng 1.054 – 1.056 điểm và vùng kháng cự mạnh của chỉ số vẫn là vùng đỉnh hồi phục tháng 2 tại ngưỡng 1.085 –1.095 điểm.

Trong các phiên tới, chỉ số dự báo sẽ đi ngang tích lũy và siết chặt biên độ giao dịch trở lại. Phiên bùng nổ thanh khoản kỳ vọng diễn ra trong tuần tới.

Quan sát lực cầu tại vùng 1.050-1.060 điểm

(Chứng khoán TPS)

Việc điều chỉnh cho thấy áp lực bán vẫn đang ở mức cao và điều này đang kìm hãm sự đi lên của thị trường. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn được duy trì trên mức 10 nghìn tỷ đồng cho thấy dòng tiền vẫn chưa rời bỏ thị trường và đây vẫn là động lực giúp nhà đầu tư kỳ vọng về xu hướng phục hồi của chỉ số.

Hiện tại, sự chú ý của thị trường một lần nữa sẽ đổ dồn vào diễn biến của lực cầu tại vùng 1.050-1.060 điểm. Nếu vùng này vẫn có thể trụ vững, cơ hội để chỉ số hướng đến kháng cự quanh mức 1.100 điểm vẫn còn.

Cơ hội hướng lên 1.080 vẫn còn

(Chứng khoán KBSV)

Lực cầu suy yếu kết hợp với áp lực chốt lời gia tăng về cuối phiên đã khiến cho chỉ số một lần nữa lùi về quanh ngưỡng hỗ trợ gần 1.065. Mặc dù vậy, cơ hội hồi phục trở lại và hướng lên ngưỡng cản gần quanh 1.080 của VN-Index vẫn tiếp tục được bảo lưu. NĐT được khuyến nghị gia tăng một phần tỷ trọng trading khi chỉ số về quanh hỗ trợ gần.

Năm Dòng Kẻ

Nhịp sống thị trường

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.